Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Vở thực hành Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 17

VnDoc xin giới thiệu bài Giải Vở thực hành Lịch sử 7 bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Câu 1 trang 63 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Ý nào không đúng về những việc làm của Lê Lợi sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi?

A. Lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên.

B. Khôi phục quốc hiệu Đại Việt.

C. Định đô ở Thăng Long.

D. Chia đất nước thành các đạo thừa tuyên.

Đáp án đúng là: D

2. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ được hoàn chỉnh dưới triều vua nào?

A. Lê Thái Tổ.

B. Lê Thái Tông.

C. Lê Nhân Tông.

D. Lê Thánh Tông.

Đáp án đúng là: D

3. Quan sát sơ đồ hình 2 (tr. 83, SGK) và cho biết đơn vị đứng đầu bộ máy nhà nước ở địa phương thời Lê sơ là gì?

A. Lộ.

B. Đạo/Thừa tuyên.

C. Lộ.

D. Phủ.

Đáp án đúng là: B

4. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước có điểm gì đặc biệt?

A. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

B. Bãi bỏ một số chức quan trung gian ở cấp trung ương.

C. Chia cả nước thành các đạo thừa tuyên

D. Ban hành luật pháp để bảo vệ quyền lực của nhà nước và quản lí xã hội.

Đáp án đúng là: A

5. Bộ luật nào được ban hành dưới triều Lê sơ?

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Quốc triều hình luật.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Đáp án đúng là: C

6. Dưới thời trị vì của vị vua nào, lãnh thổ quốc gia được mở rộng đến tỉnh Phú Yên ngày nay?

A. Trần Nhân Tông.

B. Lê Thái Tổ.

C. Lê Nhân Tông.

D. Lê Thánh Tông.

Đáp án đúng là: D

7. Một chính sách thể hiện sự quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp thời Lê sơ khác so với các triều đại trước là gì?

A. Đặt ra các quan chuyên trách về nông nghiệp.

B. Đặt phép quân điền, định kì chia lại ruộng công.

C. Cấm để ruộng hoàng, đẩy mạnh khẩn hoang.

D. Khai kênh, đào sông, đắp đê, bảo vệ các công trình thuỷ lợi.

Đáp án đúng là: B

8. Một số cửa khẩu như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh), Tam Kỳ (Quảng Nam) là nơi

A. giao lưu buôn bán với các thương nhân nước ngoài.

B. tiền đồn phòng ngự ở vùng biên giới.

C. sản xuất và buôn bán các mặt hàng thủ công.

D. là đầu mối giao thương trong nước và với nước ngoài.

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 64 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy nối các ô chữ ở cột bên phải với cột bên trái sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

Lời giải:

Ghép nối: 1 – c); 2 – g); 3 – a); 4 – b); 5 – e)

Câu 3 trang 64 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) về nội dung lịch sử vào ô ☐ trước các câu dưới đây.

☐ Chính quyền trung ương thời Lê sơ được tổ chức quy củ, chặt chẽ hơn so với các triều đại trước.

☐ Thời Lê sơ, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được nhà nước đề cao và coi trọng.

☐ Thời Lê sơ, do chính sách hạn điền nên giữa quý tộc và bình dân đã không còn sự phân biệt như trước.

☐ Thời Lê sơ, sản phẩm thủ công nghiệp được xuất khẩu nhiều nhất là gốm sứ.

☐ Năm 1471, biên giới Đại Việt đã được mở rộng đến khu vực tỉnh Quảng Nam ngày nay.

Lời giải:

[Đ] Chính quyền trung ương thời Lê sơ được tổ chức quy củ, chặt chẽ hơn so với các triều đại trước.

[S] Thời Lê sơ, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được nhà nước đề cao và coi trọng.

[S] Thời Lê sơ, do chính sách hạn điền nên giữa quý tộc và bình dân đã không còn sự phân biệt như trước.

[Đ] Thời Lê sơ, sản phẩm thủ công nghiệp được xuất khẩu nhiều nhất là gốm sứ.

[S] Năm 1471, biên giới Đại Việt đã được mở rộng đến khu vực tỉnh Quảng Nam ngày nay.

Câu 4 trang 65 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy hoàn thành sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lê Sơ dưới đây.

Lời giải:

- Học sinh điền các thông tin sau vào sơ đồ:

(1) Các cơ quan trung ương

(2) Đạo / Thừa tuyên

(3) Huyện / châu

(4) Xã/ sách/ động

(5) Trung ương

(6) Địa phương

Câu 5 trang 65 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy hoàn thành bảng hệ thống sau về những nét chính của tình hình văn hoá thời Lê sơ.

Tình hình – thành tựu

Tư tưởng – tôn giáo:

Văn học:

Khoa học:

Kiến trúc – điêu khắc:

Lời giải:

Tình hình – thành tựu

Tư tưởng – tôn giáo:

+ Nho giáo được đề cao chiếm địa vị độc tôn

+ Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.

Văn học:

+ Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và giữ ưu thế.

+ Văn học chữ Nôm phát triển, chiếm vị trí quan trọng.

Khoa học:

- Sử học và Địa lí: nhà Lê sơ coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đồ, tiêu biểu như:

+ Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên)

+ Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ…

- Toán học: có Đại thành toàn pháp, Lập thành toán pháp

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu,...

Kiến trúc – điêu khắc:

+ Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc được xây dựng.

+ Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, gốm sứ,... tinh xảo.

Câu 6 trang 66 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy hoàn thành bảng so sánh về tình hình kinh tế giữa thời Trần với thời Lê sơ.

So sánh

Thời Trần

Thời Lê sơ

Giống nhau

Khác nhau

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

Lời giải:

So sánh

Thời Trần

Thời Lê sơ

Giống nhau

- Coi trọng và khuyến khích sự phát triển của nông nghiệp

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển

Khác nhau

Nông nghiệp

Cho phép lập điền trang, thái ấp

Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã

Thủ công nghiệp

- Hình thành nhiều làng nghề, phường nghề

- Sản phẩm thủ công đa dạng nhưng chủ yếu chỉ buôn bán trong nước

- Thủ công nghiệp truyền thống phát triển nhanh, hình thành nhiều làng nghề chuyên nghiệp

- Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu cũng phát triển

Thương nghiệp

- Hoạt động buôn bán diễn ra khắp nơi.

- Các cửa khẩu dọc biên giới và cửa biển trở thành nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến trao đổi hàng hóa.

- Triều đình khuyến khích lập chợ để thúc đẩy buôn bán giữa các địa phương.

- Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì và xuất khẩu được nhiều mặt hàng có giá trị

Câu 7 trang 67 vở thực hành Lịch sử 7: Đọc tư liệu sau về lời căn dặn của Vua Lê Thánh Tông Với quan đại thần khi đàm phán với triều Minh: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Người phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần… Nếu người dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”.

a) Tư liệu trên thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê sơ như thế nào?

b) Chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị như thế nào trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày nay?

Lời giải:

- Yêu cầu a) Tư liệu trên đã cho thấy: nhà Lê sơ ý thức được chủ quyền lãnh thổ và tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Từ đó, đưa ra hình phạt nghiêm khắc đối với những người có hành vi bán rẻ chủ quyền lãnh thổ đất nước.

- Yêu cầu b) Chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị quan trọng, là bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày nay.

Câu 8 trang 67 vở thực hành Lịch sử 7: Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết luật pháp thời Lê sơ có những điểm gì tiến bộ?

Tư liệu: Điều 388, trong gia đình, con gái được quyền thừa kế tài sản như con trai. Điều 374 và 375, khi gia đình phải phân chia tài sản thì tài sản do hai vợ chồng làm ra được chia đôi. Điều 308, người chồng ruồng bỏ và không đi lại với người vợ trong năm tháng thì người vợ có quyền bỏ chồng. (Luật Hồng Đức)

Lời giải:

- Thông qua tư liệu trên em thấy trong bộ luật Hồng Đức của nhà Lê Sơ đã tiến bộ trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nếu như trước đây, người phụ nữ gần như không có tiếng nói thì với nội dung trong bộ luật Hồng Đức, quyền lợi và địa vị của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội đã được cải thiện: người phụ nữ có quyền thừa kế, quyền quyết định cuộc sống của chính mình.

Câu 9 trang 67 vở thực hành Lịch sử 7: Khai thác tư liệu sau, hãy cho biết vì sao nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử.

Tư liệu. Năm 1484, khi Soạn bia Tiến sĩ đầu tiên. Thân Nhân Trung viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442, dịch nghĩa) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội)

Lời giải:

- Nhà Lê Sơ chú trọng giáo dục – khoa cử để tuyển chọn nhân tài cho đất nước, vì:

+ Người “hiền tài” ở đây được hiểu là những người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội.

+ Những người “hiền tài” sẽ có những đóng góp lớn đối với sự phát triển cường thịnh của đất nước.

>>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 18

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải VTH Lịch sử lớp 7 bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử 7 Cánh diều Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bơ

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 20:46 25/03
    • Cu Bin
      Cu Bin

      😉😉😉😉😉😉😉

      Thích Phản hồi 20:46 25/03
      • Song Tử
        Song Tử

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 20:46 25/03
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử 7 KNTT

        Xem thêm