Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Vở thực hành Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 4

Với nội dung bài Giải vở thực hành Lịch sử 7 bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Lịch sử 7.

Bài: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Câu 1 trang 14 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Phong kiến Trung Quốc phát triển cường thịnh nhất dưới triều đại nào?

A. Triều Hán.

B. Triều Nguyên.

C. Triều Đường.

D. Triều Thanh.

Đáp án đúng là: C

2. Chế độ ruộng đất được thực hiện dưới thời Đường là gì?

A. Chế độ công điền.

B. Chế độ quân điền.

C. Chế độ điền trang, thái ấp.

D. Chế độ doanh điền.

Đáp án đúng là: B

3. Thương cảng nào trong thời Minh - Thanh trở thành trung tâm buôn bán sầm uất với nước ngoài?

A. Tô Châu.

B. Quảng Châu.

C. Tùng Giang.

D. Thượng Hải.

Đáp án đúng là: B

4. Em rút ra điều gì về tình hình Trung Quốc dưới thời Đường khi khai thác tư liệu dưới đây?

Tư liệu: Dưới thời Đường Thái Tông, cổng ngoài mấy tháng không đóng, ngựa bò đầy đồng khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực”

(Theo Nguyễn Gia Phú, Nguyễn Huy Quý, Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục, 2003, tr. 177)

A. Kinh tế rất phát triển, xã hội yên bình.

B. Kinh tế phát triển.

C. Lãnh thổ đất nước mở rộng.

D. Nghề chăn nuôi phát triển nhất.

Đáp án đúng là: A

5. Mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh được biểu hiện ra sao?

A. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn và thuê nhiều nhân công.

B. Trung Quốc có quan hệ buôn bán với nhiều nước.

C. Hoạt động buôn bán trong nước phát triển.

D. Xuất hiện nhiều phường hội và thương hội.

Đáp án đúng là: A

6. Hệ tư tưởng chính thống của xã hội phong kiến Trung Quốc là gì?

A. Nho giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Phật giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án đúng là: A

7. Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất dưới triều đại nào?

A. Đường.

B. Minh.

C. Tống.

D. Thanh.

Đáp án đúng là: A

8. Công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng dưới thời Minh là

A. Vạn Lý Trường Thành.

B. Lăng Ly Sơn.

C. Thành Bắc Kinh.

D. Cố Cung Bắc Kinh.

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 15 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy điền tên các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX phù hợp vào sơ đồ dưới đây.

Lời giải:

Câu 3 trang 15 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) về nội dung lịch sử và giải thích ngắn gọn câu sai.

☐ Thời Đường, nhất là thời kì trị vì của Đường Thái Tông, đất nước phát triển, bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh.

☐ Sau khi nhà Tống sụp đổ, nhà Đường thay thế cai trị ở Trung Quốc.

☐ Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã thực hiện chính sách bang giao thân thiện với các dân tộc láng giềng nhỏ yếu hơn.

☐ Dưới thời Minh - Thành, Quảng Châu là một trong những thương cảng lớn nhất Trung Quốc.

☐ Thời Minh Thanh, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã xuất hiện nhưng chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ kinh tế - xã hội Trung Quốc

☐ Tơ lụa là mặt hàng được giao thương chính và đầu tiên trên “Con đường tơ lụa” của Trung Quốc thời phong kiến.

☐ Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên cũng là một tác phẩm văn học nổi tiếng ở thời Đường.

Lời giải:

[Đ] Thời Đường, nhất là thời kì trị vì của Đường Thái Tông, đất nước phát triển, bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh.

[S] Sau khi nhà Tống sụp đổ, nhà Đường thay thế cai trị ở Trung Quốc.

Giải thích: Nhà Tống tồn tại trong khoảng thời gian từ 960 – 1279; nhà Đường tồn tại trong khoảng thời gian 618 – 907.

[S] Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã thực hiện chính sách bang giao thân thiện với các dân tộc láng giềng nhỏ yếu hơn.

Giải thích: Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã thực hiện chính sách bành trướng, xâm lược đối với các dân tộc láng giềng nhỏ yếu hơn.

[Đ] Dưới thời Minh - Thành, Quảng Châu là một trong những thương cảng lớn nhất Trung Quốc.

[Đ] Thời Minh Thanh, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã xuất hiện nhưng chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ kinh tế - xã hội Trung Quốc

[Đ] Tơ lụa là mặt hàng được giao thương chính và đầu tiên trên “Con đường tơ lụa” của Trung Quốc thời phong kiến.

[S] Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên cũng là một tác phẩm văn học nổi tiếng ở thời Đường.

Giải thích: Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là một tác phẩm sử học nổi tiếng ở thời Hán.

Câu 4 trang 16 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy điền những từ/cụm từ phù hợp vào chỗ trống (...) để hoàn thiện các câu dưới đây miêu tả sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

1. Thời Đường, đặc biệt dưới thời Đường Thái Tông,………… được hoàn chỉnh; đặt ra các ………… để tuyển chọn người tài ra làm quan.

2. “Dưới thời Đường Thái Tông, cổng ngoài………., ngựa bò……......., khách đi đường mấy nghìn dặm ............ mang theo lương thực”.

3. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công với ………….. Nhiều thành thị ngày càng phồn thịnh như: Trường An, Lạc Dương,... Nhà Đường ................... với hầu hết các nước châu Á.

4. “Con đường tơ lụa” đã trở nên ................. dưới ..........................

Lời giải:

1. Thời Đường, đặc biệt dưới thời Đường Thái Tông, bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh; đặt ra các khoa thi để tuyển chọn người tài ra làm quan.

2. “Dưới thời Đường Thái Tông, cổng ngoài mấy tháng không đóng, ngựa bò đầy đồng khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực”.

3. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công với quy mô lớn, chuyên luyện sắt, đóng thuyền…. Nhiều thành thị ngày càng phồn thịnh như: Trường An, Lạc Dương,... Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á.

4. “Con đường tơ lụa” đã trở nên nổi tiếng dưới thời Đường.

Câu 5 trang 16 vở thực hành Lịch sử 7:

a) Nêu những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh.

b) Theo em, thành tựu nào là nổi bật nhất? Vì sao?

Lời giải:

Yêu cầu a) Những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh.

- Nông nghiệp:

+ Có những bước tiến về kĩ thuật gieo trồng.

+ Diện tích canh tác được mở rộng.

+ Sản lượng lương thực tăng nhiều…

- Thủ công nghiệp:

+ Nhiều xưởng thủ công lớn được hình thành, thuê mướn nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng.

+ Những sản phẩm thủ công nổi tiếng nhất là: gốm sứ và tơ lụa…

- Thương nghiệp:

+ Nhiều thành thị lớn như Bắc Kinh, Nam Kinh,… được hình thành.

+ Nhiều thương cảng trở thành trung tâm buôn bán sầm uất, như: Quảng Châu, Phúc Kiến,…

+ Thiết lập quan hệ giao thương với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư…

=> Thời Minh - Thanh mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc.

Yêu cầu b)

- Thành tựu về nông nghiệp là quan trọng nhất, vì:

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo ở Trung Quốc thời phong kiến (thủ công nghiệp và thương nghiệp tuy cũng được nhà nước khuyến khích phát triển nhưng còn hạn chế).

+ Sự phát triển của nông nghiệp đã cung cấp một phần hàng hóa cho thương nghiệp, ví dụ: những mặt hàng nông sản như: lúa gạo, chè, bông… cũng là một loại hàng hóa

+ Sự phát triển của nông nghiệp đã góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu 6 trang 16 vở thực hành Lịch sử 7: a) Hãy hoàn thiện bảng về những thành tựu văn hoá tiêu biểu trên các lĩnh vực yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

Các lĩnh vực chủ yếu

Thành tựu tiêu biểu

Tư tưởng - tôn giáo

Sử học - văn học

Kiến trúc - điêu khắc

b) Từ bảng trên, hãy nêu nhận xét về thành tựu văn hoá của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Lời giải:

Yêu cầu a)

Các lĩnh vực chủ yếu

Thành tựu tiêu biểu

Tư tưởng - tôn giáo

- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.

- Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh hành nhất dưới thời Đường.

Sử học - văn học

- Sử học:

+ Thành lập cơ quan chép sử.

+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Minh sử, Thanh thực lục…

- Văn học:

+ Phát triển đa dạng về thể loại, như: thơ, kinh kịch, tiểu thuyết chương hồi…

+ Xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn, với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Kiến trúc - điêu khắc

- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, như: Vạn lí trường thành, Tử Cấm Thành, Cố cung…

- Nghệ thuật điêu khắc đạt đến trình độ tinh xảo, điêu luyện với những bức tượng phật tinh xảo, sinh động…

Yêu cầu b)

- Nhận xét:

+ Từ thế kỉ VII - giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực văn hóa.

+ Những thành tựu văn hóa của cư dân Trung Quốc đã đóng góp lớn vào kho tàng văn minh nhân loại; đồng thời có tác động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển văn hóa của nhiều quốc gia, như: Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên…

+ Nhiều thành tựu văn hóa của cư dân Trung Quốc vẫn phát huy giá trị cho đến ngày nay.

- Em ấn tượng nhất với thành tựu về Văn học. Vì:

+ Nền văn học Trung Quốc rất phong phú, đa dạng về thể loại, ví dụ: thơ Đường luật, kịch, tiểu thuyết chương hồi…

+ Trung Quốc có nhiều tác phẩm văn học đồ sộ, vang danh qua nhiều thế hệ, như: Tam quốc diễn (nghĩa của La Quán Trung); Hồng Lâu Mộng (của Tào Tuyết Cần)… Những tác phẩm này trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều bộ phim mà hiện nay chúng ta vẫn xem, chẳng hạn như phim Tây Du Kí…

+ Văn hóa Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới nền văn học của Việt Nam thời trung đại.

Câu 7 trang 17 vở thực hành Lịch sử 7: Khai thác đoạn tư liệu và quan sát hình sau.

Tư liệu: Ở Nam Kinh thời Minh có khoảng 1 triệu người, Bắc Kinh có khoảng 600 nghìn người. Trong thành phố có nhiều khu vực đặt tên theo nghề thủ công như Nam Kinh có phường Gốm, phường Đông, phường Sắt,..

a) Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Minh - Thanh:

b) Em hãy cho biết kinh tế thời Minh - Thanh có điểm gì mới so với thời Đường?

Lời giải:

- Yêu cầu a) Nhận xét: thời Minh – Thanh, kinh tế Trung Quốc đã có nhiều bước tiến mới, đặc biệt là trong lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Yêu cầu b) So với thời Đường, kinh tế thời Minh - Thanh có điểm mới là: đã xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 8 trang 18 vở thực hành Lịch sử 7: Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy tìm hiểu thêm và chia sẻ: từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta?

Lời giải:

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc đã xâm lược nước Việt Nam. Cụ thể là:

+ Từ thế kỉ VII – đầu thế kỉ X, nhà Đường luôn chú trọng củng cố bộ máy cai trị ở An Nam

+ Thế kỉ X, nhà Nam Hán đã hai lần đem quân xâm lược nước ta (năm 930 – 931 và năm 938)

+ Nhà Tống xâm lược Đại Cồ Việt vào năm 981.

+ Nhà Tống xâm lược Đại Việt (1075 - 1077)

+ Quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược Đại Việt (1258 - 1288)

+ Nhà Minh xâm lược và đặt ách cai trị ở Đại Ngu (1406 - 1427)

+ Nhà Thanh xâm lược Đại Việt (1789).

>>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 5

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải VTH Lịch sử lớp 7 bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử 7 Cánh diều Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Củ Tỏi
    Củ Tỏi

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 15:24 25/03
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 15:24 25/03
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 15:24 25/03
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử 7 KNTT

        Xem thêm