Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 6 bài Câu trần thuật đơn

Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án Ngữ văn 6 bài Câu trần thuật đơn được trình bày chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em hiểu được khái niệm câu trần thuật đơn và tác dụng của câu trần thuật đơn, nhận diên, phân tích câu trần thuật đơn.

Soạn văn 6 bài câu trần thuật đơn

Giáo án bài Lòng yêu nước

Giáo án bài Lao xao

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.
  • Tác dụng của câu trần thuật đơn.

2. Kĩ năng:

  • Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
  • Sử dụng câu trần thuật đơn khi nói và viết.

3. Thái độ: Thấy được tác dụng của câu trần thuật đơn.

II. Chuẩn bị :

1. GV: Bảng phụ (VD Phần I).

2. HS: Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thành phần chính, thành phần phụ của câu? Cho VD minh hoạ.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và tròNội dung kiến thức

HĐ1: HD HS tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn.

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ

- HS đọc ví dụ

Các câu trong đoạn được dùng làm gì?

- GV: Các câu 1, 2, 6, 9 là câu trần thuật dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể về một sự vật hay sự việc để nêu ý kiến.

- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (2')

- GV giao nhiệm vụ: Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp câu trần thuật vừa tìm được?

- GV kiểm tra theo nhóm

Câu nào chỉ có 1 cụm CV?

Câu nào do 2 hay nhiều cụm CV tạo thành?

- HS: Câu 1, 2, 9 chỉ có một cụm CV gọi là câu trần thuật đơn. Câu 6 có 2 cụm CV là câu trần thuật ghép.

Vậy em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn?

- HS đọc ghi nhớ

HĐ 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS thảo luận nhóm (Theo bàn)

→ Đại diện nhóm trả lời

- GV nhận xét, kết luận.

I. CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN LÀ GÌ?

1. Ví dụ: SGK

2. Nhận xét.

- Câu kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1, 2, 6, 9 → Câu trần thuật.

- Câu hỏi: Câu 4 → Câu nghi vấn.

- Bộc lộ cảm xúc: Câu 3, 5, 8 → Câu cảm thán.

- Câu cầu khiến: Câu 7.

* Xác định cấu tạo:

- Câu 1, 2, 9: Do 1 cum CV tạo thành → Trần thuật đơn

- Câu 6 do 2 cụm CV tạo thành → Câu trần thuật ghép.

* Ghi nhớ (SGK)

Đánh giá bài viết
4 3.934
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm