Giáo án bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Giáo án Ngữ văn lớp 8
Giáo án bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) có nội dung chi tiết, sắp xếp và phân bổ lượng kiến thức hợp lý nhằm giúp các em học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học cũng như cảm thấy hứng thú với buổi học hơn.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.
1. Kiến thức: Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
2. Kĩ năng: Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
B. Chuẩn bị:
- Giáo Viên: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
- Học Sinh: Vở bài soạn, vở bài tập, sưu tầm từ ngữ địa phương.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Họat Động 1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Cũng cố kiến thức đã học. Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs.
- Phương pháp: Thuyết trình
3. Giới thiệu bài mới: Giới thiệu cấu trúc chương trình ngữ văn địa phương lớp 8.
GV đi vào bài mới.
Họat Động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: HS nắm được từ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt được sử dụng ở địa phương mình.
- Phương pháp: vấn đáp, thực hành có hướng dẫn
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT |
Học sinh lập bảng từ địa phương- từ ngữ toàn dân theo mẫu. Sau khi học sinh thực hiện, Giáo viên yêu cầu 4 tổ cử đại diện trình bày bảng thống kê của mình bằng bảng phụ. Học sinh khác bổ sung. Học sinh trình bày bảng sưu tầm từ ngữ địa phương ở một số vùng núi. Sau đó thay bằng từ ngữ toàn dân (Học sinh dựa vào tài liệu ngữ văn địa phương thực hiện). Học sinh đọc ca dao, phân tích ý nghĩa. (Học sinh thảo luận nhóm, sau đó trình bày kq thảo luận). Sau khi Học sinh trình bày → GV cho lớp nhận xét. GVH: Bài ca dao ca ngợi tình cảm anh, chị, em trong một gia đình hay một xã hội? - Học sinh tìm ca dao, tục ngữ có sử dụng các từ ngữ ở bảng hệ thống. | I . Tìm hiểu bài. * Lập bảng đối chiếu giữa từ ngữ địa phương với từ toàn dân. |