Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Tôi và chúng ta

Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 33: Tôi và chúng ta được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được tính cách của các nhân vật tiêu biểu như Hoàng Việt, Nguyễn Chính. Từ đó, thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.

TÔI VÀ CHÚNG TA (Tiết 1)

(Trích cảnh ba)

Lưu Quang Vũ

I. Mục tiêu cần đạt:

  • H/S hiểu được phần nào tính cách của nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của XH ta.
  • Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: Cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động, ngôn ngữ.

II. Chuẩn bị:

  • G/V: Bài soạn; chân dung nhà viết kịch; bối cảnh XH; kinh tế đất nước ta những năm sau 1975.
  • H/S: Đọc, tìm hiểu đoạn trích của vở kịch.

III. Tiến trình bài dạy:

* HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG.

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra:

  • Phân tích rõ xung đột kịch, hành động kịch trong đoạn trích học vở kịch Bắc Sơn. Nguyễn Huy Tưởng.
  • Tâm Trạng, hành động của nhân vật Thơm?

3. Giới thiệu bài:

  • Giới thiệu về TG Lưu Quang Vũ; Vở kịch Tôi và Chúng Ta.
  • Chú ý tới hoàn cảnh, thời điểm sáng tác vở kịch.
  • Đoạn trích học là cảnh ba của vở kịch.

* Giới thiệu: Vở kịch gồm 9 cảnh, Đoạn trích học là cảnh 3.

Vị trí của đoạn trích học trong vở kịch.

* HOẠT ĐỘNG 2. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt

* Phần bố cục:

Y/C H/S trả lời

Các nhân vật tham gia là ai?

Nội dung cơ bản được thể hiện là gì?

Toàn bộ vở kịch có mấy cảnh? đây là cảnh thứ mấy?

* Phần phân tích:

Vấn đề cơ bản đặt ra là gì?

Ý nghĩa đối với XH nước ta lúc bấy giờ?

Theo em ngày nay còn giá trị như thể nào?

(G/V gợi ý: Nêu lại hoàn cảnh ra đời của TP, XH nước ta lúc bấy giờ; sự đấu tranh gay gắn trong sự chuyển mình mạnh mẽ của XH)

I. Tiếp xúc văn bản

1. Đọc:

  • Chú ý qua lời đối thoại, bộc lộ rõ tính cách của nhân vật
  • Đọc chú thích;

2. Tìm hiểu chú thích

* 1, 2

3. Bố cục

Đoạn trích cảnh 3 của vở kịch; các nhân vật tham gia? Nội dung cơ bản được thể hiện?

II. Phân tích văn bản

1. Vấn đề cơ bản của vở kịch đặt ra, ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của XH ta thời kì bấy giờ:

  • Không thể cứ khư khư giữ lấy nguyên tắc cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển; không chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn.
  • Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta tạo thành từ những cái tôi cụ thể. Vì thế cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống quyền lợi cuả mỗi cá nhân.

Đặt trong tình hình đất nước ta những năm bấy giờ vấn đề Tôi Và Chúng ta đặt ra có ý nghĩa thực tiễn thật lớn lao. Có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm