Giáo án Công nghệ 10 bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi

Giáo án Công nghệ 10 bài 35

Giáo án Công nghệ 10 bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Bài 35: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BỆNH Ở VẬT NUÔI

I/ Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần phải

1. Kiến thức:

  • Các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi: mầm bệnh, môi trường và điều kiện sống, chính bản thân con vật.
  • Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh.

2. Kỹ năng:

Phân tích so sánh tổng hợp lô gíc.

3. Thái độ:

Có ý thức giữ gìn vệ sinh, an toàn dịch bệnh cho vật nuôi, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người.

II/ Chuẩn bị:

1. Phương pháp:

Trực quan nêu vấn đề, dạy học theo nhóm.

2. Đồ dùng dạy học:

Máy chiếu, đĩa, máy tính, sách giáo khoa.

III/ Tiến trình thực hiện:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

  • Tiêu chuẩn ao nuôi cá, yêu cầu kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi ?
  • Vì sao phải xử lý chất thải trong chăn nuôi ? Xử lý chất thải bằng công nghệ Biôga?

3. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung kiến thức

GV yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi:

? Hãy cho một vài vớ dụ về một số bệnh ở vật nuôi mà em biết? Nêu nguyên nhân các loại bệnh tương ứng?

GV: Nhận xét, các nhóm trả lời

? Vậy có các loại mầm bệnh nào ở vật nuôi?

GV: Tổng kết các loại mầm bệnh

? Các mầm bệnh muốn gây bệnh phải có những điều kiện gì ?

? Làm thế nào để hạn chế lây lan dịch bệnh.

GV: Nhấn mạnh để hạn chế lây lan cần có ý thức giữ gìn vệ sinh.

Yêu cầu h/s quan sát hình 35.2 và trả lời câu hỏi: Cần phải tác động như thế nào đến điều kiện sống và môi trường để hạn chế lây lan bệnh.

GV nhấn mạnh để hạn chế lây lan cần:

+ Đảm bảo vệ sinh

+ Hiểu rõ các biện pháp chăm sóc vật nuôi.

GV: Ngoài yếu tố điều kiện và môi trường sống thì sự phát sinh, phát triển bệnh còn phụ thuộc vào yếu tố nào ?

GV: Yêu cầu h/s đọc SGK và trả lời câu hỏi:

Thế nào là miễn dịch tự nhiên ?

? Thế nào là miễn dịch tiếp thu?

Giải thích cơ sở khoa học của tiêm vacxin phòng bệnh ?

? Cần phải làm gì nâng cao khả năng kháng bệnh của vật nuôi ?

GV: yêu cầu h/s quan sát hình 35.3 và trả lời câu hỏi:

? Khi nào bệnh phát triển thành dịch.

? Giải thích tại sao phòng bệnh hơn chữa bệnh?

? Để phòng bệnh cho vật nuôi cần phải làm gì?

GV: yêu cầu h/s đọc thông tin bổ sung trong SGK.

H/s thảo luận kết hợp SGK, cử đại diện trả lời.

Các nhóm khác bổ sung.

H/s rút ra kết luận các loại mầm bệnh.

H/s thảo luận để trả lời

H/s quan sát hình vẽ, tư duy thảo luận để trả lời câu hỏi.

Từng h/s nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi.

H/s quan sát hình vẽ thảo luận và trả lời câu hỏi.

Các nhóm khác bổ sung

I/ Điệu kiện phát sinh, phát triển bệnh:

1. Các loại mầm bệnh

- Các loại mầm bệnh

- Vi rút

- Vi khuẩn

- Nấm

- Kí sinh trùng (Nội ký sinh, ngoại ký sinh)

* Điều kiện các mầm bệnh gây được bệnh.

- Đủ sức gây bệnh

- Số lượng lớn

- Con đường xâm nhập thích hợp.

2. Yếu tố môi trường và điều kiện sống

3. Bản thân con vật:

II/ Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh

Bệnh ở vật nuôi phát sinh và phát triển thành dịch lớn nếu có đủ cả 3 điều kiện: Có các mầm bệnh, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mềm bệnh và vật nuôi, không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng nhiễm dịch yếu.

4. Củng cố:

Giáo viên tóm tắt toàn bộ nội dung bài học.

5. Dặn dò:

  • Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
  • Học sinh về nhà tìm hiểu bài thực hành.
Đánh giá bài viết
1 1.433
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 10

    Xem thêm