Giáo án Công nghệ 10 bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm
Giáo án Công nghệ 10 bài 42
Giáo án Công nghệ 10 bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Giáo án Công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống
Giáo án Công nghệ 10 bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá
BÀI 42: BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
A / Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiến thức:
Sau khi học xong bài, HS phải:
-Biết được các loại kho và các phương pháp bảo uản thóc, ngô, rau quả tươi
- Biết được quy trình bảo quản thó, ngô, khoai lang, sắn
2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu SGK, liên hệ thực tế SX
3/ Giáo dục tư tưởng: HS thấy được tầm quan trọng của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản trong đời sống hàng ngày
B/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1/ Chuẩn bị của thầy:
Nghiên cứu SGK. Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV.
Các PP bảo quản rau hoa quả tươi:
- BQ ở đk bình thường: không để được dài ngày, cách làm của các hộ SX nhỏ, sau thu hoạch đưa SP vào sử dụng ngay
- BQ trong MT khí biến đổi: giữ trong MT có hàm lượng oxi thấp 5 -10% và CO2 cao 2-4% để hạn chế HĐ sống của rau hoa quả và hạn chế HĐ sống của VSV
- BQ bằng hoá chất: chỉ sd những loại cho phép: sd nước ozôn để BQ tươi là PP tốt không hại cho người, BQ được lâu
- PP chiếu xạ: có TD diệt VSV bám trên rau hoa quả tươi và ngăn không cho VSV xâm nhập
- BQ lạnh: TD vừa an toàn, vừa hạn chế HĐ sống của rau và han chế HĐ sống của VSV
2/ Chuẩn bị của trò:
Nghiên cứu SGK, tìm thêm 1 số số liệu có liên quan
C/ Tiến trình bài dạy:
I/ Ổn định tổ chức: Lớp 10A3, 10A4, 10C1
II/ Kiểm tra bài cũ
So sánh quy trình bảo quản hạt giống và bảo quản củ giống
III/ Dạy bài mới:
ĐVĐ: Kể tên 1 số loại lương thực thực phẩm hàng ngày? Tại sao cần bảo quản chúng?
HS:
Lương thực: thóc ngô, 1 số củ như khoai lang, sắn...Lương thực thực phẩm SX theo thời vụ nhưng nhu cầu sử dụng chúng lại diễn ra hàng ngày. Vì vậy cần được bảo quản lưu trữ để dùng dần. Còn rau hoa quả tươi là mặt hàng chóng bị hư hỏng nếu ko có PP bảo quản thì ko thể vận chuyển đi xa, dài ngày.
Hoạt động | Nội dung |
(?) Quan sát các hình trong SGK cho biết lương thực được bảo quản bằng những cách nào? HS: kho thông thường, kho silô, chum vại, thùng phuy... (?) Kho thông thường có đặc điểm gì? Xây tường bằng gạch dày có tác dụng gì? (Hạn chế sự phá hại của SV, hạn chế tác động của đk nhiệt độ, độ ẩm...) Gầm thông gió có tác dụng gì? (hạn chế sự tăng nhiệt, tránh hiện tượng mao dẫn làm tăng độ ẩm trong kho) GV: bs: mái dốc thoát nước nhanh, trần cách nhiệt. (?) Kho silô có những đặc điểm gì? HS: Kho đựơc xây chắc chắn bằng gạch bê tông cốt thép., rộng, có hệ thống thông gió và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tự động. Kho bố trí thuận tiện cho cơ giới hoá. Trong kho có các silô bảo quản bằng thép, đáy silô có cửa để tháo lấy LT dễ dàng, các silô được vận chuyển từ nơi tiếp nhận LT về kho bằng phương tiện cơ giới (?) Quan sát các hình ảnh và cho biết có những PP bảo quản nào? (?) Khoai lang thường bị loại côn trùng nào phá hại? (bọ hà khoai lang đục củ làm củ bị đắng, hôi không ăn được) (?) Tại sao muốn bảo quản lâu dài sắn cần thái lát? HS: muốn BQ lâu cần làm cho SP khô để giảm hô hấp và chống VSV xâm nhập mà củ chứa nhiều nước nên phải thái lát mới phơi khô tới giới hạn cho phép GV: khoai lang cũng có thể thái lát phơi khô để BQ lâu. Nếu muốn để cả củ cần xử lí chống nấm và chống nảy mầm (?) Tai sao cần phải bảo quản rau hoa quả tươi? Chúng khó hay dễ bảo quản? (Nhiều hoa quả được chuyển từ miền nam về nên cần có BP bảo quản. Khó bảo quản vì nhiều chất dd, nước nên dễ bị VSV tấn công. Sau thu hoạch vẫn có nhiều HĐ sống như hô hấp ngủ nghỉ, chín, nảy mầm... (?) Nguyên tắc của bảo quản rau, hoa quả tươi là gì? --> Giữ ở trạng thái ngủ nghỉ, tránh để VSV xâm nhiễm để giữ chất lượng ban đầu của SP (?) Nêu và NX các PP bảo quản rau, hoa quả? (xem phần chuẩn bị của thầy) | I/ Bảo quản lương thực; 1/ Bảo quản thóc, ngô: a. Các dạng kho bảo quản: - Kho thông thường: + Xây bằng gạch ngói, thành từng dãy + Dưới sàn có gầm thông gió + Có mái che vàcó trần cách nhiệt + Thuận tiện cho việc cơ giới hoá nhập xuất hàng - Kho silô: Có quy mô lớn trng bị đồng bộ từ khâu nhập xuất làm sạch, sấy...Thường được cơ giới hoá và tự động hoá b/ 1 số phương pháp bảo quản: - Bảo quản trong kho: + Đóng bao + Đổ rời, có cào đẩo, thông gió tự nhiên - Bảo quản trong gđ: 1 số phương tiện: chum, vại, thùng phuy, cót, bao tải, silô... c/ Quy trình bảo quản: SGK 2/ Bảo quản khoai lang, sắn: a. Quy trình bảo quản sắn lát khô b. Quy trình bảo quản khoai lang tươi: SGK II/ Bảo quản rau, hoa quả tươi: 1/ 1 số phương pháp bảo quản rau, hoa quả tươi: - Bảo quản ở đk bình thường - Bảo quản lạnh (phổ biến) - BQ trong MT khí biến đổi - BQ bằng hoá chất - BQ bằng chiếu xạ 2/ Quy trình bảop quản rau, hoa quả tươi bằng PP bảo quản lạnh: - Quy trình: SGK - NX: ở các cơ sở SX hoặc kinh doanh: xây các kho lạnh có dung lượng lớn từ vài tấn đến vài trăm tấn, có phương tiện điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với từng loại rau quả. ở gđ: bảo quản trong tủ lạnh |
IV/ Củng cố:
(?) Tại sao cần phải bảo quản rau hoa quả tươi? Chúng khó hay dễ bảo quản?
(?) Lương thực được bảo quản bằng những cách nào?
V/ Bài tập về nhà: Tìm hiểu thực tế về PP bảo quản thịt, cá, trứng, sữa?
VI/ Rút kinh nghiệm – Bổ sung