Giáo án Công nghệ 10 bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm
Giáo án Công nghệ 10 bài 44
Giáo án Công nghệ 10 bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Giáo án Công nghệ 10 bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá
Giáo án Công nghệ 10 bài 45: Thực hành: Chế biến xi rô từ quả
Bài 44: Chế biến lương thực thực phẩm
I. Mục tiêu:
Sau bài này, GV cần phải làm cho HS:.
- Biết được các phương pháp chế biến gạo từ thóc.
- Biết được quy trình công nghệ chế biến tinh bột từ củ sắn (củ mì).
- Biết được công nghệ chế biến rau, quả.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
- Rèn luyện ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí lương thực, thực phẩm.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
II. Phương tiện dạy học:
- Các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Các ảnh chụp hình 44.1 – 44.3 sgk.
- Một túi gạo lật, một túi gạo xát, một lọ dưa chuột muối.
III. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
CH:
- Người ta thường dùng phương pháp nào bảo quản rau, hoa quả tươi? Trình bày quy trình bảo quản tười mà em biết?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
GV: Quy trình công nghệ chế biến gạo từ thóc? GV: Thế nào là gạo lật (gạo lức)? GV: ở một số địa phương, gạo được chế biến như thế nào? Chế biến gạo bằng phương pháp truyền thống? GV: Các phương pháp thường dùng để chế biến sắn? GV: Các phương pháp chế biến sắn thường thấy ở địa phương em? GV: Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn? GV: Các phương pháp chế biến rau, quả? GV: Hãy nêu 1 số sản phẩm được chế biến từ rau quả? GV: Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp? GV: Trong quá trình trên thì khâu nào là quan trọng nhất? Vì sao? | Đọc sgk và xem mẫu vật và trả lời HS: Vận dụng kiến thức thực tế trả lời HS: Nghiên cứu SGK và trả lời HS: trả lời HS: Dưa muối, mít và nho sấy, nước dâu, cam, bí đao đóng hộp. HS: Khâu nguyên liệu. Vì nguyên liệu quyết định đến chất lượng sản phẩm. | I. Chế biến gạo từ thóc: Làm sạch thóc → Xay → Tách trấu → Xát trắng → Đánh bóng → Bảo quản → Sử dụng II. Chế biến sắn (khoai mì): 1. Một số phương pháp chế biến: - Thái lát, phơi khô - chẻ, chặt khúc, phơi khô - Phơi cả củ(sắn gạc hươu) - Nạo thành sợi rồi phơi khô - Chế biến bột sắn - Chế biến tinh bột sắna -Lên men sắn tươi để sản xuất thức ăn gia súc 2. Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn: Sắn thu hoạch → làm sạch → nghiền (xát) → tách bã →thu hồi tinh bột → bảo quản ướt → làm khô → đóng gói → sử dụng III. Chế biến rau, quả: 1. Một số phương pháp chế biến rau, quả: Đóng hộp, sấy khô, chế biến các loại nước uống, muối chua . 2. Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp: Nguyên liệu rau, quả → Phân loại → Làm sạch → Xử lí cơ học → Xử lí nhiệt → Vào hộp → Bài khí → Ghép mí → Thanh trùng → Làm nguội → Bảo quản thành phẩm → Sử dụng |
4. Củng cố:
- Các phương pháp chế biến gạo từ thóc.
- Công nghệ chế biến rau, quả.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài 45
IV. Tự rút kinh nghiệm: