Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 6 bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Tiết 2) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc.com xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Tiết 2) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất, công dụng vải sợi pha.

- Biết cách thử nghiệm để phân biệt được 1 số loại vải đã học.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết phân biệt được các loại vải qua thử nghiệm.

- Học sinh thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt.

3. Thái độ:

- Có lòng say mê yêu thích môn học.

- Cần cẩn thận khi thử nghiệm.

4.Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Phẩm chất: Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

- Bộ mẫu vải, nước, diêm ,que hương.

- Sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn

- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…

2. Học sinh:

- Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…

- Mẫu các loại vải.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kỹ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Thuyết trình vấn đáp

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- .....

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- .....

2. Tổ chức các hoạt động

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

Phương thức: Hđ cá nhân, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi..

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Kiểm tra, đánh giá:

Hs đánh giá

Gv đánh giá

Tiến trình.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- Hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về loại vải thường dùng trong may mặc, trong gia đình:

+ Theo em, có những loại vải nào được dùng trong may mặc?

+ Làm thế nào để phân biệt được các loại vải may mặc?

- HS: lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm.

- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

* Dự kiến câu trả lời: Theo ý hiểu của HS .

* Báo cáo kết quả

- Đại diện hs trình bày kết quả trước lớp.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá

- GV dẫn dắt vào bài: Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về hai loại vải là vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm loại vải nữa đó là vải sợi pha. Vậy vải sợi pha có nguồn gốc, tính chất và ưu nhược điểm gì thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu

B. Hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 2: Tìm hiểu thử nghiệm để phân biệt một số loại vải.

1. Mục tiêu: - Củng cố tính chất của các loại vải đã học.

- Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên áo quần.

- Phân biệt và lựa chọn được các loại vải thông thường bằng một số phương pháp đơn giản.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; KT chia nhóm; KT giao nhiệm vụ.

3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá

5.Tiến trình.

- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK/9

Hoạt động nhóm 5 phút

- ? Hoàn thiện bảng 1 sgk/9.

- HS: lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm.

- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

* Dự kiến câu trả lời:

Loại

vải

Tính

chất

Vải sợi thiên nhin (vải bông, vải tơ tằm)

Vải sợi hoá học

Vải visco xatanh

Lụa nilon, polyeste

Độ nhàu

- Dễ nhàu

- Ít hàu

- Không nhàu

Độ vụn của tro

- Vải sợ bông: tro màu trắng, dễ vỡ; vải tơ tằm tro đen, vón cục, dễ vỡ

- Tro màu đen, vón cục, dễ vỡ

- Tro đen, vón cục, bóp không tan

* Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kt ghi bảng

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV Cho HS đọc mục 2 SGK/9 kết hợp quan sát GV thực hành mẫu (vò vải, đốt vải và nhúng nước)

- Lớp chia theo 3 nhóm thực hành vò, đốt vải bằng que hương trong thời gian 5 phút điền kết quả vào bảng mẫu.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo dõi, nhắc nhở cần cẩn thận khi đốt vải(nên đốt bằng que hương)

- Các nhóm trình bày kết quả luyện tập thực hành của nhóm.

- GV nhận xét và bổ sung

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 3 liên hệ thực tế + GV chiếu một số tem mác có chứa các thành phần sợi vải.

HĐ cá nhân

? Hãy đọc thành phần sợi vải trên các ví dụ ở hình 1.3 và trên các băng sợi nhỏ mà các em đã sưu tầm được.

- HS: lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân

- GV: Quan sát, hỗ trợ.

* Dự kiến câu trả lời:

- Cá nhân học sinh quan sát trả lời.

* Báo cáo kết quả

- Hs trả lời nhanh trước lớp.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kt ghi bảng

II. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải

1. Điền tính chất của một số loại vải

Loại

vải

Tính

chất

Vải sợi thiên nhiên(vải bông, vải tơ tằm)

Vải sợi hóa học

Vải visco xatnh

Lụa nilon, polyeste

Độ nhàu

- Dễ nhàu

- Ít nhàu

- Không nhàu

Độ vụn của tro

- Vải sợ bông: tro màu trắng, dễ vỡ; vải tơ tằm tro đen, vón cụ, dễ vỡ

- Tro màu đen, vón cục, dễ vỡ

- Tro đen, vón cục, bóp không tan

2. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải

- Thao tác vò vải

- Thao tác ngâm vải trong nước

- Thao tác đốt sợi vải

3. Đọc thành phần sợi vải trên các băng nhỏ trên quần áo

(SGK)

C. Hoạt động luyện tập

Mục tiêu: nắm vững kiến thức về nguồn gốc và tính chất của vải pha, và 1 số loại đã học để làm 1 số bài tập luyện tập.

Phương thức:Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Hđ cá nhân, hoạt động cả lớp.

Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân.

Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau.

- Gv đánh giá.

5.Tiến trình.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- Hãy vận dụng những hiểu biết về tính chất của các loại vải để nối mỗi loại vải ở cột A với cách sử dụng và bảo quản tương ứng ở cột B trong bảng sau:

A. Loại vải

B. Sử dụng và bảo quản

1. Vải sợi bông (100% coton)

a. Thường được sử dụng để may trang phục mùa đông vì giữ nhiệt rất tốt. Khi sử dụng, chú ý không giặt nhiều và không giặt bằng nước nóng để tránh làm xơ hoặc co sợi vải.

2. Lụa nilon

b. Được nhiều người sử dụng để may các loại trang phục mùa hè vì loại vải này có độ hút ẩm cao, tạo cảm giác thoáng mát, ít bị nhàu, dễ giặt sạch, dễ bảo quản.

3. Vải len, dạ

c. Thường được sử dụng để may áo vỏ áo khoác, áo “gió” vì nhẹ, bền, bóng, đẹp.

4. Vải sợi pha

d. Được sử dụng để may trang phục các mùa trong năm. Giặt được bằng nước nóng. Chú ý vò kỹ khi giặt, giũ mạnh quần, áo trước khi phơi để quần áo đỡ bị nhàu. Trước khi mặc nên là (ủi) cho phẳng.

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các loại vải.

3. Thái độ: Học sinh hứng thú học tập môn học.

4. Tích hợp môi trường: Cần giữ gìn môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác thải bừa bãi.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị giáo viên:

  • Đọc kĩ nội dung trong SGK và các tài liệu liên quan.
  • Bộ mẫu vải.
  • Dụng cụ thí nghiệm phân biệt các loại vải.

2. Chuẩn bị của học sinh:

  • Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

Kiểm tra sĩ số lớp học:

Lớp 6A1………………………………………………………………….

Lớp 6A2………………………………………………………………….

Lớp 6A3………………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Nêu tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha.

3. Bài mới: (34 phút)

a. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Giờ trước, chúng ta đã được tìm hiểu về tính chất các loại vải thường dùng trong may mặc. Hôm nay, để nhận biết rõ hơn các loại vải đó, chúng ta cùng vào thực hành một số phương pháp đơn giản để phân biệt một số vải.

b. Các hoạt động dạy và học: (33 phút)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG GHI BẢNG

Hoạt động 1: Thí nghiệm để phân biệt một số loại vải: (20 phút)

- Cho HS thí nghiệm trên mẫu vải mình đem theo, kết hợp với việc điền vào bảng tính chất các loại vải

GV lưu ý: HS khi đốt vải nên cẩn thận, không được ồn ào

- Nhận xét phần trình bày của HS, chốt ý chính về cách nhận biết các loại vải

HS chia nhóm thực hiện:

+ Bóp vải

+ Nhúng vào nước

+ Đốt

II. Thí nghiệm để phân biệt một số loại vải:

1. Thí nghiệm và điền tính chất các loại vải:

Vải sợi TN

Vải sợi hoá học

Bông

Tơ tằm

Nhân tạo

Tổng hợp

Độ nhăn

nhiều

nhiều

ít

không

Độ vụn tro

dễ tan

dễ tan

dễ tan

không

Độ bền

khá

ít

cao

rất cao

Giặt

mau

khô

lâu

khô

lâu

khô

mau

khô

Hoạt động 2: Nhận biết thành phần cấu tạo vải và đọc thành phần sợi vải: (13 phút)

- Giáo viên giới thiệu mẫu các băng nhỏ có đính trên quần áo (kết hợp hình 1.3 Sgk), hướng dẫn học sinh cách đọc các thành phần.

- HS thực hành đọc:

15% wool (len); Bền, đẹp

→ 85% polyste (tổng hợp) hút ẩm

30% viscose (nhân tạo); Bền, đẹp

→ 70% polyste (tổng hợp) hút ẩm, không nhăn

2. Đọc các thành phần sợi vải, nêu ý nghĩa của việc kết hợp các tính chất đó:

4. Củng cố - đánh giá: (3 phút)

  • HS đọc phần ghi nhớ SGK
  • Đọc cho HS phần “Có thể em chưa biết”

5. Nhận xét - dặn dò: (2 phút)

  • HS về học bài.
  • Xem tiếp bài 2: “Lựa chọn trang phục”
  • Sưu tầm một số mẫu trang phục có trong sách, báo...

IV. RÚT KINH NGHIỆM

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm