Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 6: Ôn tập chương 1 theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc.com xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 6: Ôn tập chương 1 để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu.

- Kiến thức: Hệ thống được kiến thức về các loại vải thường dùng trong may mặc và việc may mặc trong gia đình.

- Kĩ năng: Củng cố và kĩ năng phân biệt các loại vải và lựa chọn trang phục.

- Thái độ: Có ý thức tích cực, tự giác ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.

- Định hướng năng lực: Rèn năng lực thực hành, giao tiếp,quan sát.

II. Chuẩn bị 

GV- Soạn giáo án

HS: Ôn tập

III. Quá trình tổ chức các hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5’

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.

- Nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy các kiến thức đã học trong chương I

- Phương thức thực hiện: HĐ nhóm.

- Sản phẩm: Tranh vẽ của các nhóm.

- Gợi ý tiến trình: Tổ chức trò chơi

Chia lớp làm 4 tổ, các tổ sẽ vẽ một ngôi nhà một cách nhanh nhất. Sau khi hoàn thành xong sẽ dán lên bảng cho cả lớp quan sát.

Tổ nào xong trước và đẹp sẽ là tổ thắng cuộc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học trong chương.

Nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, trao đổi thảo luận nhóm

Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao cho ở nhà.

Sản phẩm: nội dung câu trả lời cá nhân của HS, sản phẩm của nhóm ghi vào phiếu học tập

Gợi ý tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động: Ôn tập lí thuyết

- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, dựa theo 4 nội dung trọng tâm

- Nhóm 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc

(Yêu cầu HS nêu tóm tắt được nguồn gốc, tính chất, cách nhận biết của các loại vải)

- Nhóm 2: Lựa chọn trang phục

(Yêu cầu HS khái quát lại được những điều cần chú ý khi lựa chọn trang phục)

- GV có thể cho HS quan sát một số hình ảnh sưu tầm về trang phục và lựa chọn trang phục để HS nhận xét.

- Nhóm 3: Sử dụng trang phục.

(yêu cầu HS nêu được những lưu ý khi sử dụng trang phục)

- GV cho HS làm bài tập lựa chọn

Hãy nối các cột sau để lựa chọn được trang phục phù hợp.

-Nhóm 4: Bảo quản trang phục.

(Yêu cầu HS trình bày được quy trình thực hiện các công việc bảo quản trang phục)

? Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật có tác dụng gì?

? Yêu cầu HS quan sát và giải thích một số kí hiệu giặt, là.

- HS thảo luận theo từng nhóm, tóm tắt lại toàn bộ kiến thức chính của từng nội dung.

- HS cử đại diện báo cáo, các nhóm khác nhận xét.

- HS cử đại diện báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS quan sát và nhận xét về cách lựa chọn trang phục của các đối tượng.

- Đại diện báo cáo, các nhóm nhận xét

- HS thảo luận và trả lời:

+ 1-a-y

+ 2-d-z

+ 3-c-v

+ 4-b-x

- HS trả lời.

- HS trả lời.

A. Về kiến thức: 15’

I. Các loại vải thường dùng trong may mặc.

II. Lựa chọn trang phục.

- Chọn vải và kiểu may có màu sắc phù hợp với dáng vóc, màu da…

- Chọn vải và kiểu may phù hợp với lứa tuổi.

- Sự đồng bộ của trang phục: vật dụng đi kèm cần phù hợp với quần áo về màu sắc, hình dáng, kiểu cách…

III. Sử dụng trang phục.

- Trang phục phù hợp với hoạt động: đi học, lao động, dự lễ hội…

- Trang phục phù hợp với môi trường và công việc

- Phối hợp màu sắc, hoa văn với vải trơn

- Phối hợp màu sắc quần và áo.

IV. Bảo quản trang phục.

- Giặt, phơi

- Là (ủi)

- Cất giữ

Hoạt động 2: Thực hành

- GV yêu cầu HS đọc nội dung II. SGK.

* Nội dung: Nhận biết, phân biệt các loại vải.

- GV yêu cầu HS nhắc lại các cách nhận biết, phân biệt các loại vải.

* Ôn lại một số mũi khâu cơ bản.

- GV có thể hướng dẫn lại thao tác thực hiện một số mũi khâu cơ bản.

- GV chia nhóm và phát dụng cụ thực hành cho các nhóm.

- Nêu yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ thực hành

+ Thành thạo các kĩ năng nhận biết, phân biệt các loại vải.

+ Khâu thành thạo các mũi khâu cơ bản đã học

- Quan sát, theo dõi, sửa sai kịp thời cho HS

- HS lắng nghe GV phổ biến nội dung thực hành.

+ Vò: vải sợi thiên nhiên dễ nhàu, vải sợi hóa học ít nhau hoặc không nhàu

+ Ngâm nước: vải sợi thiên nhiên thấm nước, lâu khổ; vải sợi hóa học ít thấm nước, nhanh khô và có thể bị cứng lại trong nước.

+ Đốt sợi vải: vải sợi thiên nhiên tro bóp dễ tan, vải sợi hóa học tro bóp khó tan hoặc không tan.

- HS quan sát, củng cố lại kĩ năng để thực hành, chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra thực hành

- Nhận nhóm và dụng cụ thực hành

- Thực hành theo yêu cầu và nhiệm vụ đã được giao

B: Thực hành

I. Chuẩn bị.

- Hộp mẫu các loại vải.

- Vải, kim chỉ, thước, bút chì, phấn màu, kéo…

II. Nội dung

1. Nhận biết, phân biệt các loại vải.

- Vò

- Ngâm nước

- Đốt sợi vải

2. Ôn một số mũi khâu cơ bản.

- Khâu mũi thường (mũi tới)

- Khâu đột mau(khâu đột)

- Khâu vắt

III. Thực hành

- Nhận biết, phân biệt các loại vải

- Ôn một số mũi khâu cơ bản

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nắm vững tính chất của các loại vải thường dùng trong may mặc, phân biệt được một số loại vải.
  • Cách lựa chọn vải may mặc, lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng và lứa tuổi.

2. Kĩ năng: Vận dụng vào việc may mặc của bản thân và gia đình.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm, ăn mặc lịch sự, gọn gàng.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Cần giữ gìn môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường không vứt rác thải bừa bãi.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Nghiên cứu kĩ nội dung trọng tâm của chương.
  • Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.
  • Chuẩn bị mẫu vải sợi bông, sợi hoá học, sợi tổng hợp để HS phân biệt các loại vải.

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập lại kiến thức chương I.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

Kiểm tra sĩ số lớp học:

Lớp 6A1………………………………………………………………….

Lớp 6A2………………………………………………………………….

Lớp 6A3………………………………………………………………….

2. Bài mới: (42 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Thông qua tiết ôn tập hôm nay chúng ta nắm vững được về các loại vải thường dùng trong may mặc, về kỹ năng phân biệt một số loại vải, lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng và lứa tuổi.

b. Các hoạt động dạy - học: (1 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại vải thường dùng trong may mặc (10 phút)

GV chia lớp ra thành 4 nhóm thảo luận

+ Nhóm 1, 2: Nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên?

+ Nhóm 3, 4: Nêu tính chất của vải sợi hoá học, vải sợi pha?

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung.

- Cho 4 tổ lên, cử mỗi tổ một em lên đốt vải, vò vải để phân biệt vải, gọi HS nhận xét.

HS: Các nhóm tiến hành thảo luận

- Trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- HS: Chú ý quan sát, nhận xét

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục (17 phút)

? Thế nào là trang phục?

- GV nêu lại khái niệm và cho HS xem ảnh để nắm được nội dung.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1.4 trang 11 SGK nêu tên và công dụng của từng loại trang phục?

? Muốn có trang phục đẹp cần phải xác định được vóc dáng, lứa tuổi để chọn vải cho phù hợp?

Cho 4 tổ thảo luận

+ Tổ 1: Người cao gầy lựa chọn trang phục như thế nào?

+ Tổ 2: Người thấp bé lựa chọn trang phục như thế nào?

+ Tổ 3: Người béo lùn lựa chọn trang phục như thế nào?

+ Tổ 4: Trẻ từ sơ sinh đến tuổi mẫu giáo chọn loại vải như thế nào?

+ Thanh thiếu niên chọn loại vải như thế nào?

+ Người đứng tuổi chọn vải như thế nào?

- HS: Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, giày, tất, khăn quàng... Trong đó áo quần là những vật dụng quan trọng nhất.

- HS: Quan sát hình và chú ý nghe giảng.

- HS: Chú ý nghe giảng

- HS: Thảo luận nhóm

- Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản trang phục (15 phút)

* GV cho ví dụ đi lao động, một HS mặc quần tây, áo trắng mang giày cao gót. Bộ trang phục này đi lao động có phù hợp không? Tác hại như thế nào?

- Vậy sử dụng trang phục như thế nào cho hợp lí?

* Bảo quản áo quần bao gồm những công việc chính nào? (Nói theo trình tự)

- Khi giặt quần áo cần chú ý điểm gì?

- Khi là quần áo em cần chú ý gì?

- Cất giữ như thế nào?

- HS: Bộ trang phục này không phù hợp vì màu trắng khi đi lao động đễ bị lấm bẩn, giầy cao gót sẽ khó lao động.

- HS: Trả lời.

- Làm sạch → làm phẳng → cất giữ

(Giặt phơi) (Là ủi)

*Giặt: - Lấy đồ vật còn sót trong túi

- Tách quần áo màu sáng, màu sẫm

- Ngâm trong nước lã trước khi vò xà phòng.

- Vò kĩ xà phòng cổ áo, gấu tay

- Giũ quần áo nhiều lần cho sạch xà phòng.

- Vắt kĩ và phơi bằng mắc.

* Là: Xem bảng hướng dẫn sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ

- Là dọc vải

- Dựng bàn là khi là xong

*Cất giữ

- Nơi khô ráo thoáng mát

- Treo bằng móc hoặc gấp gọn gàng

3. Nhận xét - dặn dò: (2 phút)

  • GV tuyên dương các nhóm thảo luận tích cực, nhắc nhở các nhóm chưa tích cực.
  • Về nhà xem lại tiết ôn tập hôm nay, xem lại kĩ thuật cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật để chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra một tiết.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6: Ôn tập chương 1 theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm