Giáo án Công nghệ 8 bài 15: Bản vẽ nhà theo CV 5512
Giáo án Công nghệ 8 bài 15: Bản vẽ nhà được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Công nghệ 8 bài 14: Thực hành: Đọc bản vẽ lắp đơn giản
Giáo án Công nghệ 8: Tổng kết và ôn tập phần I - Vẽ kĩ thuật
Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức:
- Đọc được bản vẽ nhà và nhớ kí hiệu diễn tả các bộ phận của ngôi nhà trong bản vẽ nhà.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc được bản vẽ nhà đơn giản.
2- Về năng lực: Bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy kĩ thuật.
3- Về phẩm chất: Có thái độ học tập đúng đắn, gây hứng thú học tập cho HS
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1- Giáo viên: - Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
-Tranh bản vẽ nhà.
-Trình tự đọc bản vẽ nhà (nếu có).
2- Học sinh: SGK+Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’
Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.
Nội dung: Hoạt động nhóm
Sản phẩm: Trình bày phiếu học tập
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
GV cho HS quan sát hình chiếu phối cảnh nhà một tầng sau đó xem bản vẽ nhà
- Nêu các hướng chiếu của ngôi nhà?
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các nhóm tl
- Dự kiến sản phẩm:
+ Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng thường dùng.
+ Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công ngôi nhà.
+ Có 3 hướng chiếu
*Báo cáo kết quả :đại diện một nhóm trả lời
*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
Để hiểu rõ hơn nội dung của bản vẽ nhà và cách đọc bản vẽ nhà đơn giản chúng ta cùng nghiên cứu bài “Bản vẽ nhà”
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||
HĐ1: Tìm hiểu nội dung bản vẽ nhà: 10’ 1. Mục tiêu: Bản vẽ nhà bao gồm có nội dung gì. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn 3. Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu… ? Bản vẽ nhà bao gồm có nội dung gì. - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cá nhân trước rồi hđ nhóm - Giáo viên quan sát các nhóm - Dự kiến sản phẩm Gồm:+ Các hình biểu diễn, Kích thước, Khung tên GV tổ chức thảo luận các câu hỏi: ? Mặt bằng là gì? Diễn tả bộ phận nào của ngôi nhà. ? Mặt đứng là gì? Diễn tả bộ phận nào của ngôi nhà. *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng - diễn tả các bộ phận kích thước của ngôi nhà theo chiều cao Mặt bằng có Mặt cắt// mặt phẳng chiếu bằng và qua cạnh cửa. GV minh hoạ để HS nhận biết đâu là mặt chính đâu là mặt bên. HĐ2: Tìm hiểu kí hiệu quy ước các bộ phận của ngôi nhà: 5’ 1. Mục tiêu - Biết được kí hiệu quy ước các bộ phận của ngôi nhà 2. Nội dung: - Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm: Phiếu học tập của cá nhân 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu… GV treo bảng kí hiệu Hs: quan sát nhận biết một số kí hiệu của ngôi nhà. Câu 1: Kí hiệu cửa đi một cánh và hai cánh, mô tả cửa ở trên hình biểu diễn nào? Câu 2: Kí hiệu của cửa sổ đơn, cửa số kép, mô tả cửa sổ trên hình biểu diễn nào? Câu 3: Kí hiệu cầu thang mô tả trên hình biểu diễn nào? *Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát bảng kí hiệu của ngôi nhà, cho HS thảo luận theo cặp từng bàn trả lời các câu hỏi *Báo cáo kết quả: đại diện 1 cặp trả lời *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá đại diện bàn khác nhận xét - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng + Mặt đứng , mặt bằng + Mặt bằng, mặt cắt. HĐ3: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ nhà: 15’ 1. Mục tiêu: Biết được cách đọc bản vẽ nhà một tầng 2. Nội dung: Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm: Phiếu học tập của cá nhân 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu… ? Khung tên có nội dung gì? ? Kích thước thể hiện cái gì của ngôi nhà. *Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc bản vẽ của ngôi nhà, thảo luận theo cặp đôi trả lời các câu hỏi *Báo cáo kết quả: đại diện 1 cặp trả lời *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá đại diện bàn khác nhận xét - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng +Kích thước chung (dài-rộng-cao) +Kích thước từng bộ phận | I. Nội dung của bản vẽ nhà 1) Hình biểu diễn. a) Mặt bằng: Là hình chiếu mặt bằng của ngôi nhà, diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ và các đồ đạc… b) Mặt đứng: Là hình chiếu vuông góc mặt ngoài của ngôi nhà lên MP chiếu đứng và chiếu cạnh, diễn tả hình dáng bên ngoài ngôi nhà gồm có mặt chính và mặt bên c) Mặt cắt: Là hình cắt có MP cắt// hình chiếu đứng hoặc chiếu cạnh diễn tả các bộ phận kích thước của ngôi nhà theo chiều cao
II. Kí hiệu quy ước các bộ phận của ngôi nhà Bảng 15.1 Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà
III. Đọc bản vẽ nhà
|
C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 5’
Mục tiêu: Giúp HS củng cố thêm kiến thức về bản vẽ nhà; Bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy kĩ thuật
Nội dung: hđ cá nhân
Sản phẩm: trả lời miệng; HS vận dụng kiến thức đó học để đọc được các bản vẽ nhà cao tầng
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv cho hs trả lời tại choc các câu hỏi sau:
Chọn đáp án đúng:
1. Bản vẽ nhà gồm những nội dung gì?
- Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, các bộ phận.
- Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật.
- Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, bảng kê.
- Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, phân tích chi tiết.
2. Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào là đúng?
- Hình biểu diễn, khung tên, kích thước, các bộ phận.
- Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, các bộ phận.
- Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, các bộ phận.
- Khung tên, hình biểu diễn, các bộ phận, kích thước.
3. Trong bản vẽ nhà, hình biểu diễn nào là quan trọng nhất?
- Mặt đứng
- Mặt cắt
- Mặt bằng
- Cả A, B, C đều đúng.
- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh hoạt động thảo luận
- Giáo viên q/s,hd
- Dự kiến sản phẩm: Đáp án: 1.A; 2. C; 3C
D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 3’
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào thực tế.
Nội dung: Hoạt động cặp đôi.
Sản phẩm:
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Vì sao ở thành phố, thị xã thường xây nhà cao tầng
*Thực hiện nhiệm vụ:
Vì thành phố, thị xã đất chật người đông.
*Báo cáo kết quả: HS trình bày .
*Đánh giá kết quả : các cặp khác nhận xét, bổ sung.
*Chuyển giao nhiệm vụ:
? Sưu tầm và đọc được các bản vẽ nhà cao tầng.
*Thực hiện nhiệm vụ: thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
*Báo cáo kết quả: HS trình bày giờ học sau
*Đánh giá kết quả : GV cho hs trình bày giờ học sau
Dặn dò:GV yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài cho tiết học tiếp theo: Thực hành đọc bản vẽ nhà đơn giản.
Về nhà tìm hiểu và tham khảo cách đọc bản vẽ nhà đơn giản trên mạng và trong thực tế để giờ sau chia sẻ với các bạn trong lớp
Giáo án Công nghệ 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân tích và nắm được nội dung của bản vẽ nhà.
- Sử dụng đúng kí hiệu quy ước của bản vẽ nhà.
2. Kỹ năng:
- Đọc được bản vẽ nhà đơn giản theo đúng trình tự.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học.
3. Thái độ:
- Làm việc hợp tác trong nhóm, làm việc theo qui trình.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bản vẽ nhà đơn giản, tranh vẽ nhà.
2. HS: Tìm mô hình ngôi nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1 phút).
8A1:.................................................................................
8A2:.................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’
ĐỀ:
Câu 1: Bản vẽ lắp mô tả những điều gì? Nêu công dụng của bản vẽ lắp
Câu 2: Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Bản vẽ lắp mô tả những điều gì? Nêu công dụng của bản vẽ lắp? (4.0 điểm)
- Bản vẽ lắp mô tả hình dạng, kết cấu, vị trí giữa các chi tiết của sản phẩm.
- Công dụng của bản vẽ lắp là dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
Câu 2: Trình tự đọc bản vẽ lắp: (6.0 điểm)
Trình tự đọc | Nội dung cần hiểu |
1. Khung tên | - Tên gọi sản phẩm. - Tỉ lệ bản vẽ. |
2. Bản kê | - Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết. |
3. Hình biểu diễn. | - Tên gọi hình chiếu - Hình cắt |
4. Kích thước | - Kích thước chung. - Kích thước lắp giữa các chi tiết. - Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết. |
5. Phân tích chi tiết | - Vị trí các chi tiết. |
6. Tổng hợp | - Trình tự tháo-lắp - Công dụng của sản phẩm. |
3. Đặt vấn đề: (1 phút) Ngoài những bản vẽ mà ta đã học thuộc lĩnh vực kĩ thuật trong cuộc sống còn có một loại bản vẽ được ứng dụng rất rộng rãi đó là: “Bản vẽ nhà”.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS | TRỢ GIÚP CỦA GV |
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bản vẽ nhà: (12 phút) | |
- Tìm hiểu nội dung bản vẽ nhà theo hướng dẫn của GV. - Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV. - Trả lời câu hỏi. - Bản vẽ nhà gồm 4 nội dung chính: Hình biểu diễn, các kích thước, khung tên, các bộ phận | - Cho học sinh tìm hiểu khái niệm sgk? - Cho HS xem bản vẽ nhà và tìm hiểu nội dung của ngôi nhà? - Công dụng bản vẽ nhà? - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. + Nội dung bản vẽ nhà? + Bản vẽ nhà gồm mấy nội dung? |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy ước một số bộ phận của ngôi nhà: (5 phút) | |
- HS quan sát bảng 15.1 SGK. - HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi của GV. | - Cho học sinh tìm hiểu Sgk? - GV cho HS tìm hiểu một số quy ước trên bản vẽ nhà? |
Hoạt động 3: Đọc bản vẽ nhà: (10 phút) | |
- Học sinh tìm hiểu các bước đọc bản vẽ. - Trình bày nội dung từng bước. - Đọc ví dụ bản vẽ nhà 1 tầng. | - Cho học sinh tìm hiểu Sgk? + Có mấy bước đọc một bản vẽ nhà? + Các bước phải tìm hiểu những yếu tố nào? - GV hướng dẫn hs đọc VD bản vẽ nhà 1 tầng? |
Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (1 phút) | |
- HS làm theo hướng dẫn của GV. - HS chú ý lắng nghe. | - Cho HS nắm vững cách đọc bản vẽ nhà và nội dung của nó? - Chuẩn bị bài thực hành (báo cáo thực hành). - Đọc kĩ trình tự đọc bản vẽ nhà. |
5. Ghi bảng:
I. Nội dung bản vẽ nhà:
1. Khái niệm:
- Bản vẽ nhà gồm hình biểu diễn và các số liệu xác định hình dạng, kích thước của ngôi nhà.
2. Công dụng của bản vẽ nhà:
- Dùng trong thiết kế, thi công xây dựng ngôi nhà.
3. Nội dung bản vẽ nhà:
II. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà: SGK
III. Đọc bản vẽ nhà:
Trình tự đọc | Nội dung cần hiểu | Bản vẽ nhà một tầng. |
1. Khung tên | - Tên gọi ngôi nhà. - Tỉ lệ bản vẽ. | - Nhà một tầng. - 1:100 |
2. Hình biểu diễn. | - Tên gọi hình chiếu. - Tên gọi mặt cắt. | - Mặt đứng. - Mặt cắt A-A, mặt bằng. |
3. Kích thước | - Kích thước chung. - Kích thước từng bộ phận. | - 6300x4800x4800. - Phòng sinh hoạt chung (4800x2400) + (2400x600) - Phòng ngủ: 2400x2400. - Hiên rông: 1500x2400, nền cao: 600. |
4. Các bộ phận | - Số phòng. - Số cửa đi, cửa sổ. - Các bộ phận khác. | - 3 phòng. - Một cửa đi hai cánh, 6 cửa sổ. - 1 hiên, 1 lan can. |
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 15: Bản vẽ nhà theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới