Giáo án Công nghệ 8 bài 18: Vật liệu cơ khí theo CV 5512

Giáo án Công nghệ 8 bài 18: Vật liệu cơ khí được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức: Hiểu thế nào là các vật liệu cơ khí phổ biến; Phân loại vật liệu cơ khí.

2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

3- Về phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, chăm chỉ tích cực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

Giáo viên: nghiên cứu sgk, các tài liệu có liên quan. Bộ mẫu vật liệu cơ khí.

Học sinh: Nghiên cứu bài trước trong sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 4’

Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.

Nội dung: Trả lời câu hỏi (HĐ cá nhân).

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi cho học sinh.

Cho học sinh quan sát một chiếc kéo, cho biết chiếc kéo được làm từ những vật liệu nào?

HS: Thép, nhựa.

Giới thiệu bài mới:

Trong đời sống và sản xuất con người đã biết sử dụng các dụng cụ, máy móc và phương pháp gia công để làm ra những sản phẩm phục vụ con người, nhưng trước hết cần phải có vật liệu. Vật liệu dùng trong ngành cơ khí rất đa dạng và phong phú.

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến. 30’

Mục tiêu: HS nắm được các vật liệu cơ khí phổ biến.

Nội dung: HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, trao đổi thảo luận nhóm

Sản phẩm: nội dung câu trả lời cá nhân của HS, sản phẩm của nhóm ghi vào phiếu học tập

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

* Chuyển giao nhiệm vụ:

GV vật liệu cơ khí chia làm mấy nhóm? đó là những nhóm nào?

 

GV kết luận

- Tên các kim loại đen

- Thành phần chủ yếu của kim loại đen

- Nêu hàm lượng các bon trong thép, gang (tỉ lệ các bon tăng thì độ giòn cứng tăng)

- Tên các loại gang, so sánh

- Tên các loại thép, so sánh

- Ứng dụng của thép gang

GV cho hs quan sát mẫu vật: gang, thép.

GV

- Tính chất của kim loại màu? ứng dụng?

- Thực hiện yc tìm hiểu vào bảng phần 1b

- Các sản phẩm đó được làm bằng vật liệu gì ?

- cho biết ưu điểm của vật liệu phi kim loại.

- Vật liệu phi kim loại được phổ biến trong cơ khí là chất gì?

-Cho hs thảo luận theo nhóm:

+So sánh 2 loại chất dẻo:

+Thực hiện yc tìm hiểu phần 2a.

GV nhận xét, chốt kiến thức

* Thực hiện nhiệm vụ:

HS lắng nghe và suy nghĩ

HS đọc yc tìm hiểu phần I

HS trả lời câu hỏi gv

HS quan sát mẫu vật: Đồng, hợp kim đồng, Nhôm, hợp kim nhôm

HS đọc sgk

HS quan sát đọc tên vật liệu phi kim loại

HS trả lời câu hỏi gv

Hs thảo luận theo nhóm, sau đó lên báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét

I. Các vật liệu cơ khí phổ biến:

Được phân làm hai loại:

- Vật liệu kim loại

- vật liệu phi kim loại

1. Vật liệu kim loại:

- Kim loại đen

- Kim loại màu: Đồng, hợp kim Đồng; Nhôm, hợp kim Nhôm.

a. Kim loại đen:

Thành phần chủ yếu là sắt và các bon

- Thép nếu tỉ lệ Các bon < = 2,14%

- Gang nếu tỉ lệ các bon > 2,14%

b. Kim loại màu:

- Dễ kéo dài, dát mỏng.

- Chống ăn mòn cao.

- Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt

Chủ yếu Đồng, nhôm và những hợp kim của nó.

2. Vật liệu phi kim loại:

- Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

- Dễ gia công, không bị oxi hóa ít mài mòn

a. Chất dẻo:

Gồm hai loại:

+ Chất dẻo nhiệt:

+ Chất dẻo nhiệt rắn:

b. Cao su:

Là vật liệu dẻo, đàn hồi, khả năng giảm chấn động tốt

Có hai loại:

- Cao su thiên nhiên

- Cao su nhân tạo

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 3’

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.

Nội dung: HS làm bài tập mà Gv giao cho (HĐ cá nhân).

Sản phẩm: Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở

Tổ chức thực hiện:

Cho học sinh làm bài. Hãy chọn câu trả lời đúng:

1. Kim loại đen gồm những loại nào?

  1. Thép, gang.
  2. Sắt, nhôm.
  3. Thép cacbon, hợp kim đồng
  4. Đồng, nhôm

2. Vật liệu nào sau đây không phải là kim loại màu?

  1. Thép cacbon
  2. Nhôm
  3. Đồng
  4. Hợp kim nhôm

3. Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu phi kim loại?

  1. Cao su
  2. Hợp kim nhôm
  3. Chất dẻo
  4. Gốm, sứ

Đáp án: 1.A 2.A 3. B

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 4’

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi; Học sinh về tìm hiểu thêm về các vật liệu cơ khí và đặc điểm của từng loại trên internet.

Nội dung: Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho (HĐ nhóm); Tìm hiểu về các vật liệu cơ khí và đặc điểm của từng loại trên internet.

Sản phẩm: Câu trả lời được ghi trên phiếu học tập.

Tổ chức thực hiện:

- Ghi các vật liệu cơ khí để sản xuất ra chiếc xe đạp.

- Tìm hiểu về các vật liệu cơ khí và đặc điểm của từng loại trên internet.

Giáo án Công nghệ 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết được một số vật liệu cơ khí phổ biến và tính chất cơ bản của chúng.

- Biết cách phân loại vật liệu cơ khí phổ biến.

2. Kĩ năng: - Biết lựa chọn và sử dụng hợp lý vật liệu cơ khí.

3. Thái độ: - Có ý thức làm việc nhóm, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị:

1. GV:

  • Chuẩn bị kiến thức có liên quan về vật liệu cơ khí, các mẫu vật liệu cơ khí.
  • Sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí (kìm...)

2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1 phút).

8A1:…………………………………………………………….

8A2:…………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép trong bài mới.

3. Đặt vấn đề: (1 phút) - Vật liệu cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong gia công cơ khí, nó là cơ sở ban đầu để chế tạo sản phẩm cơ khí. Nếu không có vật liệu cơ khí thì không có sản phẩm cơ khí. Như vậy vật liệu cơ khí gồm những loại nào?

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu cơ khí phổ biến: (25 phút)

- Theo dõi và ghi vở phân loại vật liệu cơ khí.

Giáo án Công nghệ 8 bài 18: Vật liệu cơ khí

- Tham khảo tài liệu và cho biết kết quả.

- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- Giới thiệu cơ sở phân loại vật liệu cơ khí.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cho biết tính chất của từng vật liệu?

- Ở mỗi vật liệu lấy ví dụ trong bài 19 SGK.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: (17 phút)

1. Tính chất vật lý: Là những tính chất về vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lý khi thành phần hoá học của nó không đổi: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt...

2. Tính cơ học: Biểu hiện ở khả năng chịu tác động của ngoại lực: tính dẻo, bền...

3. Tính hoá học: Cho biết khả năng chịu tác động của môi trường: chống axít, ăn mòn...

4. Tính công nghệ: Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: đúc, hàn, rèn...

- Cho HS nêu 4 tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?

 

Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (1 phút)

- Theo dõi. Lấy ví dụ minh họa.

- HS trả lời các câu hỏi trong bài học.

- Cho HS về nhà học kĩ phần ghi nhớ.

- HS chuẩn bị trước bài 19.

5. Ghi bảng:

I. Phân loại vật liệu cơ khí:

  • Gang: (C >2,14%) có tính cứng cao, chịu mài mòn, chống rung tốt, dễ đúc nhưng khó gia công. Dùng làm bàn trượt, vỏ máy...
  • Thép: (C <=2,14%) có tính cứng cao, chịu tôi, chịu mài mòn...Dùng làm dụng cụ đồ nghề, dụng cụ cắt gọt, làm bêtông-cốt thép.
  • Hợp kim đồng: Dễ gia công cắt gọt, dễ đúc, cứng bền. Dùng làm chi tiết máy dụng cụ gia đình.
  • Hợp kim nhôm: Nhẹ, tính bền và tính cứng cao. Dùng trong công nghiệp hàng không, trong ngành xây dựng, đúc Pitông-Xinh lanh.
  • Chất dẻo: Nhẹ, dẻo, tính dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, không bị ô xi hóa, dễ gia công. Dùng trong sản xuất dụng cụ gia đình.
  • Cao su: Dẻo, đàn hồi tốt, giảm chấn tốt, cách điện, cách âm. Dùng làm săm lốp, đai truyền, vòng đệm...

II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí:

  1. Tính chất vật lý: Là những tính chất về vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lý khi thành phần hoá học của nó không đổi: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt...
  2. Tính cơ học: Biểu hiện ở khả năng chịu tác động của ngoại lực: tính dẻo, bền...
  3. Tính hoá học: Cho biết khả năng chịu tác động của môi trường: chống axít, ăn mòn...
  4. Tính công nghệ: Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: đúc, hàn, rèn...

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 18: Vật liệu cơ khí theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
3 3.056
Sắp xếp theo

Giáo án Công nghệ lớp 8

Xem thêm