Giáo án Công nghệ 8 bài 29: Truyền chuyển động theo CV 5512
VnDoc xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 8 bài 29: Truyền chuyển động được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức:
- Hiểu được tại sao phải truyền chuyển động.
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng cửa một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.
- Tính tốc độ truyền chuyển động.
2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.
3- Về phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1- Giáo viên:
- Tranh vẽ các truyền chuyển động: Bánh đai, bánh ren, bánh xích.
- Mô hình truyền động.
2- Học sinh: Xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.
Nội dung: Trả lời câu hỏi (Nhóm Hs thảo luận để trả lời câu hỏi).
Sản phẩm: Sản phẩm của các nhóm học sinh
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
- Giáo viên yêu cầu…- GV chiếu cho HS quan sát hình ảnh 1 người đi xe đạp.
- GV: Mục đích của người này là đi với tốc độ nhanh hơn và đi hết quãng đường mà mất ít sức lực hơn so với đi bộ.
Các em hãy thử tưởng tượng xem tại sao người này phải tác động lực vào trục giữa mà không thiết kế chiếc xe tác động lực vào thẳng bánh sau để bánh sau quay kéo bánh trước quay theo?
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các nhóm tl
- Dự kiến sản phẩm-
Như vậy đỡ tốn kém thêm 1 cơ cấu trục giữa
cần truyền chuyển động và có những cơ cấu truyền chuyển động
*Báo cáo kết quả: đại diện một nhóm trả lời
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
Như vậy đỡ tốn kém thêm 1 cơ cấu trục giữa
Vậy tại sao cần truyền chuyển động và có những cơ cấu truyền chuyển động nào, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV – HS | Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển động Mục tiêu: tại sao cần phải truyền CĐ trong các máy và thiết bị. Nội dung: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm. Sản phẩm: - Phiếu học tập của nhóm Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ: - GV dùng H29.1 SGK và mô hình truyền chuyển động hỏi các nhóm: - Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau. - Tại sao số răng của đĩa nhiều hơn số răng của líp? - GV đưa ra kết luận: ghi bảng - Nếu chế tạo động cơ có tốc độ thấp thì giá thành đãi kích thước lớn. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát tranh và mô hình. Thảo luận để trả lời câu hỏi của gv, sau đó chia sẻ với các nhóm khác. - Trả lời: để bánh sau chuyển động. -Để các bộ phận của xe chuyển động. - Tốc độ quay đĩa nhanh hơn.
| I- Tại sao cần truyền chuyển động: - Máy hay thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì: Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ 1 chuyển động ban đầu.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ truyền chuyển động Mục tiêu: Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền CĐ trong thực tế. Nội dung: Hoạt động cặp đôi Sản phẩm: Phiếu học tập của cá nhân Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: 1- Truyền động ma sát: Đai. - GV cho HS quan sát H29.2 và mô hình yêu cầu HS trả lời - Bộ truyền động gồm bao nhiêu chi tiết? làm bằng vật liệu gì? Tại sao khi quay bánh dẫn, bánh bị dẫn quay theo? - Quan sát bánh nào quay nhanh hơn (Tốc độ), chiều quay 2 bánh? - Muốn đảo chiều chuyển động bánh ta móc dây đai như thế nào? - GV giải thích tỉ số truyền: + n1: Tốc độ quay bánh bị dẫn + n2: Tốc độ quay bánh dẫn. + D1: Đ.kính bánh bị dẫn. + D2: Đ.kính bánh dẫn. - Ứng dụng như thế nào? 2- Truyền động ăn khớp: Yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi (Q/ sát hình H29.3). - Để 2 bánh răng ăn khớp nhau hoặc đĩa ăn khớp xích cần đảm bảo những yếu tố gì? - Từ tỉ số truyền: i = n1/n2= z1/z2. -> Bánh răng nào có số răng ít hơn thì quay nhanh hơn. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS xem tranh và mô hình trả lời: - 3 chi tiết: Bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai. - Bánh bị dẫn quay nhanh hơn. - HS nắm tỉ số truyền chuyển động tính: i = n1/n2 = D1/D2 = S1/S2 - kích thước răng ăn khớp bằng rãnh của bánh răng. - HS ghi tỉ số truyền chuyển động: i = n1/n2 = D1/D2 = S1/S2 | II- Bộ truyền chuyển động: 1) Truyền chuyển động ma sát - truyền động đai: - Truyền động quay nhờ lực ma sát. a) Cấu tạo: - Bánh dẫn 1. - Bánh bị dẫn 2. - Dây đai. b) Nguyên lý làm việc: - Khi bánh dẫn quay tốc độ nd nhờ lực ma sát giữa dây và bánh, bánh bị dẫn quay theo tốc độ nbd. - Tỉ số truyền: i = nd/ nbd = n1/n2 = D1/ D2 n2 = (D1xn )/ D2. - Dây đai đối nhau -> 2 bánh quay cùng chiều. - Dây đai chéo nhau -> 2 bánh quay ngược chiều. c) Ứng dụng: SGK. 2) Truyền động ăn khớp . a) Cấu tạo: Bánh răng dẫn 1, bánh răng bị dẫn 2, xích. b) Tính chất: Bánh răng 1 có số răng Z1 nhờ ăn khớp với bánh răng 2 có số răng Z2, quay theo tỉ số truyền. i = n1/n2= z1/z2. c) Ứng dụng: SGK |
C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 3’
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
Nội dung: HS làm bài tập mà Gv giao cho (HĐ cá nhân).
Sản phẩm: Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv : yêu cầu HS làm bài tập sau:
Câu 1: Tại sao máy và thiết bị cần truyền chuyển động?
Câu 2: Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền CĐ quay? Lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền động?
- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh hoạt động cá nhân.
- Giáo viên q/s,hd
- Dự kiến sản phẩm…
Cần truyền CĐ vì:
+Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ 1 CĐ ban đầu.
+Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 5’
Mục tiêu:So sánh ưu, nhược điểm của truyền động ăn khớp với truyền động đai; Bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy kĩ thuật, kiến thức thực tế.
Nội dung: Hoạt động nhóm
Sản phẩm:
*Ưu điểm:
- Có tỉ số truyền xác định.
- Không có hiện tượng trượt.
* Nhược điểm: Có kết cấu phức tạp, khó truyền.
- Máy khâu, máy xay sát
Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
? So sánh ưu, nhược điểm của truyền động ăn khớp với truyền động đai.
? Tìm hiểu và kể tên các loại máy, thiết bị trong cuộc sống hàng ngày có chứa cơ cấu truyền chuyển động
* Thực hiện nhiệm vụ:
*Ưu điểm:
- Có tỉ số truyền xác định.
- Không có hiện tượng trượt.
* Nhược điểm: Có kết cấu phức tạp, khó truyền.
? Tìm hiểu và kể tên các loại máy, thiết bị trong cuộc sống hàng ngày có chứa cơ cấu truyền chuyển động.
*Báo cáo kết quả:
*Đánh giá kết quả:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm ví dụ thực tế về truyền chuyển động.
*Học sinh trả lời câu hỏi: Máy khâu, máy xay sát,...
* GV nhận xét, bổ sung
Dặn dò: GV yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài cho tiết học tiếp theo
Giáo án Công nghệ 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nguyên nhân cần phải truyền chuyển động.
- Nắm được nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động trong thực tế…
2. Kĩ năng:
- Vận dụng công thức tính hệ số truyền chuyển động.
- Vận dụng được cơ cấu truyền chuyển động trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Bộ thiết bị truyền chuyển động.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bộ truyền chuyển động.
2. HS: Có thể tìm hiểu trước một số cơ cấu truyền chuyển động.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1 phút).
8A1:…………………………………………………………….
8A2:…………………………………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài mới
3. Đặt vấn đề: (2 phút) Giới thiệu qua những nội dung chính của chương. Máy gồm nhiều cơ cấu, các cơ cấu có chuyển động khác nhau nhưng được duy trì từ một động cơ. Như vậy từ chuyển động đó được truyền đến các bộ phận như thế nào?
4. Tiến trình:
Hoạt động của HS | Trợ giúp của GV |
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân cần truyền chuyển động: (10 phút) | |
- Theo dõi. - Chúng cách xa nhau, chuyển động của xe xuất phát từ chuyển động của đĩa. - Tốc độ quay khác nhau. | - Giới thiệu một số bộ truyền chuyển động qua chiếc xe đạp. + Tại sao phải truyền chuyển động từ đĩa đến líp. + Tốc độ quay của chúng có giống nhau không? |
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ truyền động do ma sát: (15 phút) | |
- Theo dõi. - Bánh dẫn, bánh bị dẫn và đai truyền. - Đai truyền (dây đai). - Tốc độ khác nhau. - Không thực hiện được sự truyền động hay khó thực hiện. - HS trả lời cá nhân. | - Cho HS quan sát hình vẽ cơ cấu. + Cấu tạo bộ truyền chuyển động? + Nhờ yếu tố nào mà chuyển động được truyền trong cơ cấu? + Theo dõi tốc độ của hai bánh. + Nếu đai truyền bị trơn thì hiện tượng gì xảy ra? - Nêu ứng dụng. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu bộ truyền động ăn khớp: (15 phút) | |
- Theo dõi. - Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích. - Nêu đặc điểm, ứng dụng. | - Dùng cơ cấu truyền động giới thiệu. + Cấu tạo cơ cấu? + Đặc điểm và ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp. |
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà: (2 phút) | |
- HS làm theo hướng dẫn của GV. - HS đọc ghi nhớ SGK? | - Cho HS trả lời câu hỏi của SGK? - Cho HS đọc ghi nhớ SGK? - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong SGK? - Học bài, học ghi nhớ SGK. - Chuẩn bị bài mới. |
5. Ghi bảng:
I. Tại sao phải truyền chuyển động?
- Chúng ta cần truyền chuyển động vì:
- Các bộ phận của máy thường cách xa nhau.
- Khi chúng làm việc thường có tốc độ khác nhau và đều xuất phát từ một chuyển động ban đầu.
II. Các bộ truyền chuyển động:
1. Truyền động ma sát:
- Là cơ cấu truyền động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn nhờ dây đai.
a. Cấu tạo:
- Gồm có bánh dẫn, bánh bị dẫn và đai truyền.
b. Nguyên lý làm việc:
- Dựa và lực ma sát, chuyển động được truyền từ bánh dẫn đến bánh bị dẫn.
- Tỉ số truyền.
I = n2/n1 = D1/D2 = nbd/nbd
- n1: tốc độ bánh dẫn.
- n2: tốc độ bánh bị dẫn.
- D1: đường kính bánh dẫn
- D2: đường kính bánh bị dẫn
c. Ứng dụng:
- Làm việc êm, ít ồn, đơn giản, truyền động cách xa nhau.
- Khi ma sát giảm thì chuyển động bị trượt.
2. Truyền động ăn khớp:
a. Cấu tạo:
- Gồm hai bánh răng và xích.
b. Tính chất: I = n2/n1 = Z1/Z2 = nbd/nbd;
- Z1: số răng đĩa dẫn;
- Z2: số răng đĩa bị dẫn.
c. Ứng dụng:
- Truyền động giữa các trục song song, và các trục cách xa nhau.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 29: Truyền chuyển động theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới