Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 9 bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện (Tiết 1)

Giáo án Công nghệ 9 bài 6

Giáo án Công nghệ 9 bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện (Tiết 1) là tài liệu giáo án điện tử lớp 9 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 9 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Bài 6: THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN (T1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Nắm được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp.
  • Hiểu quy trình tiến hành lắp mạch điện bảng điện.

2. Kĩ năng:

  • Nắm quy trình lắp mạch điện bảng điện.

3. Thái độ:

  • Yêu thích bộ môn, làm việc cẩn thận, tỉ mỹ.

II. Chuẩn bị:

1. GV:

  • Nghiên cứu sơ đồ nguyên lý.

2. HS:

  • Xem lại sơ đồ mạch điện ở CN8.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1 phút).

9A1: ……………………………………………………………...

9A2: ………………………………………………………………

9A3: ………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

  • Nêu kĩ thuật nối dây dẫn thẳng và phân nhánh đối với dây nhiều sợi?

3. Đặt vấn đề: (1 phút)

  • GV nêu vấn đề và HS đề xuất và GV đặt vấn đề vào bài.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ đồ mạch điện: (10 phút)

- Theo dõi

- Không thể thiếu bóng đèn.

- Cầu chì, công tắc, ổ điện...

- Rất đa dạng, phong phú.

- HS chú ý theo dõi.

- Bảng điện là một bộ phận của mạng điện trong nhà. Trên nó có lắp các thiết bị điện.

+ Bảng điện chính: cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà, trên nó có cầu dao, cầu chì, công tơ điện

+ Bảng điện nhánh: cung cấp điện đến đồ dùng điện, trên có lắp ổ điện, công tắc, cầu chì...

- Giới thiệu theo sgk.

+ Trong mạch điện trong nhà có thể thiếu bóng đèn hay không?

+ Trên bảng điện thường có các thiết bị điện nào?

+ Có bao nhiêu thiết bị điện, vai trò của nó?

- Giới thiệu mạch điện bảng điện trong phòng học.

- Nêu chức năng của bảng điện?

- Có mấy loại bảng điện? Khái niệm về các loại bảng điện đó?

Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt: (10 phút)

- Theo dõi và tìm ra các phần tử và chức năng của mạch điện

- Theo dõi và ghi vở

- Giới thiệu mạch điện bảng điện một công tắc điều khiển một đèn sợi đốt, 1 ổ điện, hai cầu chì

- Mục đích sử dụng, vị trí lắp bảng điện

- Vị trí lắp các phần tử

- Phương pháp lắp dây dẫn.

- Kiểm tra sơ đồ lắp ráp.

Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện: (15 phút)

- B1: Vạch dấu:

+ Kích thước bảng điện, phụ thuộc vào kích thước của thiết bị điện.

+ Bố trí thiết bị điện cho thẩm mỹ.

+ Kí hiệu riêng cho lỗ vít, lỗ luồng dây, chọn cạnh chuẩn khi vạch dấu.

- B2: Khoan lỗ.

- B3: Nối dây cho thiết bị điện:

+ Đo và luồng dây qua các lỗ luồng dây ở bảng điện.

+ Nối các đầu dây vào bảng điện.

- B4: Lắp thiết bị điện vào bảng địên:

+ Lắp đúng vị trí đã làm dấu.

- B5: Kiểm tra bảng điện theo yêu cầu, kiểm tra các mối nối, bố trí thiết bị điện thích hợp.

- HS ghi bài vào vở.

- Cho HS nêu qui trình lắp ráp?

- GV chốt lại và cho HS ghi bài vào vở.

Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5 phút)

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Vẽ sơ đồ theo cá nhân.

- Chú ý lắng nghe.

- Trình tự tiến hành lắp mạch điện bảng điện?

-Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện cụ thể (tự chọn)

- Chuẩn bị cho nội dung tiếp theo.

- Học bài cũ.

5. Ghi bảng:

1. Mạch điện bảng điện:

  • Bảng điện là một bộ phận của mạng điện trong nhà. Trên nó có lắp các thiết bị điện.
    • Bảng điện chính: cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà, trên nó có cầu dao, cầu chì, công tơ điện
    • Bảng điện nhánh: cung cấp điện đến đồ dùng điện, trên có lắp ổ điện, công tắc, cầu chì...

2. Vẽ sơ đồ lắp ráp mạch điện:

a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý:

Giáo án Công nghệ 9 bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện (Tiết 1)

b. Vẽ sơ đồ lắp ráp:

3. Lắp mạch điện bảng điện:

  • Qui trình lắp ráp
    • Vạch dấu → Khoan lỗ → Nối dây cho thiết bị → lắp ráp thiết bị lên bảng điện → kiểm tra
  • B1: Vạch dấu:
    • Kích thước bảng điện, phụ thuộc vào kích thước của thiết bị điện.
    • Bố trí thiết bị điện cho thẩm mỹ.
    • Kí hiệu riêng cho lỗ vít, lỗ luồng dây, chọn cạnh chuẩn khi vạch dấu.
  • B2: Khoan lỗ.
  • B3: Nối dây cho thiết bị điện:
    • Đo và luồng dây qua các lỗ luồng dây ở bảng điện.
    • Nối các đầu dây vào bảng điện.
  • B4: Lắp thiết bị điện vào bảng địên:
    • Lắp đúng vị trí đã làm dấu.
  • B5: Kiểm tra bảng điện theo yêu cầu, kiểm tra các mối nối, bố trí thiết bị điện thích hợp.

IV. Rút kinh nghiệm:

.................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................

Đánh giá bài viết
3 1.567
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 9

    Xem thêm