Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lí 7 Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm theo công văn 5512

Địa lí 7 bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm

VnDoc giới thiệu Giáo án Địa lí 7 Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm. Đây là giáo án mới nhất được biên soạn theo Công văn 5512. Mời các thầy cô tham khảo, vận dụng để xây dựng cho mình giáo án phù hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Giáo án Địa lí 7 Bài 4 theo công văn 5512 được biên soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thông qua đó giúp các em không chỉ nắm bắt bài học dễ dàng mà còn giúp các em hứng thú hơn đối với môn học. Hy vọng đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo, soạn bài.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (nhiệt độ, lượng mưa quanh năm và có rừng rậm thường xanh quanh năm ).

- Giải thích được đặc điểm tự nhiên của môi trường xích đạo ẩm.

- Đề xuất giải pháp ngăn chặn tình trạng suy giảm tài nguyên rừng nơi đây.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định được vị trí đới nóng trên bản đồ thế giới và các kiểu môi trường đới nóng.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo và sơ đồ lát cắt của rừng rậm xích đạo quanh năm.

+ Đọc hiểu văn bản Địa lí

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: đưa ra các giải pháp ngăn chặn suy giảm tài nguyên rừng.

3. Phẩm chất

Phẩm chất chủ yếu

-Trách nhiệm: sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên rừng.

- Chăm chỉ:

Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.

Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ các môi trường địa lí;

- Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để đoán được các từ khóa

c) Sản phẩm:

- Học sinh đoán được các từ khóa.

d) Cách thực hiện:

- Bước 1: GV giới thiệu thể lệ trò chơi

+ Có các khái niệm, thuật ngữ Địa lí

+ 2 người trả lời

+ Các thành viên trong lớp gợi ý, cả 2 cùng đoán

+ Người đoán đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng

+ Người gợi ý không lặp từ, tách từ

- Bước 2: GV gọi 2 HS lên bảng, GV ghi các từ khóa vào tờ giấy nhỏ, cho 2 HS gợi ý và dưới lớp đoán từ. (Chí tuyến, Xích đạo, Nóng, Ẩm, Ôn Hòa, Lạnh)

- Bước 3: GV tổng kết hoạt động và khen ngợi

- Bước 4: GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đới nóng (15 phút)

a) Mục đích:

- Biết được đặc điểm đới nóng.

b) Nội dung:

Học sinh quan sát hình 5.1 kết hợp khai thác nội dung văn bản sgk trang 15 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

Đới nóng

- Nằm giữa 2 chí tuyến liên tục từ tây sang đông .

- Đặc điểm : Nhiệt độ cao quanh năm , có gió Tín Phong, giới động,thực vật đa dạng, nơi đông dân ….

c) Sản phẩm:

- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.

Tiêu chí

Thông tin

Vị trí

Chí tuyến Bắc đến CT Nam

Nhiệt độ

Cao, trên 20 độ

Gió

Tín phong

Diện tích

Lớn

Sinh vật

Đa dạng

Dân số

Đông

Quốc gia tiêu biểu

Việt Nam, Ấn Độ...

Các môi trường

Nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc và xích đạo ẩm

d) Cách thực hiện:

- Bước 1: GV nêu yêu cầu

+ Dựa vào hình 5.1 xác định vị trí của đới nóng (Ranh giới của đới nóng trên thực tế không hoàn toàn trùng khớp với đường chí tuyến (chỉ trên LĐ)

+ Tại sao đới nóng có tên là “Nội chí tuyến”

+ So sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên TĐ

- Bước 2: Nêu các đặc điểm khí hậu của đới nóng ? (nhiệt độ, gió chính, lượng mưa, sinh vật). HS hoàn thành PHT theo cặp trong 2 phút.

Tiêu chí

Thông tin

Vị trí

Nhiệt độ

Gió

Diện tích

Sinh vật

Dân số

Quốc gia tiêu biểu

Các môi trường

Bước 3: Đánh giá

+ GV chuyển thành câu hỏi ngắn, gọi ngẫu nhiên HS trả lời

+ HS chỉ trên lược đồ thông tin

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giáo án Địa lí 7 bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm theo Công văn 5512. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 117
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm