Giáo án Địa lý 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Giáo án môn Địa lý lớp 12
Giáo án Địa lý 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý 12 bài: Cơ cấu ngành công nghiệp
Giáo án Địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Giáo án Địa lý 12 bài 29: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải ở nước ta.
- Nêu được đặc điểm phát triển của các ngành Bưu chính và Viễn thông..
2. Về kỹ năng:
- Đọc bản đồ Giao thông Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng.
3. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung:, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
* GV& HS cùng chuẩn bị:
- Bản đồ Giao thông Việt Nam.
- Atlat Địa lý Việt Nam.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: Giao thông vận tải và thông tin liên lạc là các ngành dịch vụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS | NỘI DUNG CHÍNH |
HĐ 1. Cá nhân/cả lớp Tìm hiểu về ngành GTVT ở nước ta. Mạng lưới đường bộ ở nước ta đã có sự phát triển và phân bố như thế nào? Có nhận xét gì về mạng lưới đường ô tô nước ta. (xem Atlat Tr. 23). Kể tên các tuyến chính theo hướng B-N. Đường HCM là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ 2, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH dải đất phía Tây đất nước. Kể tên các tuyến đường sắt chính của nước ta. Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai nối liền với mạng lưới đường sắt của Trung Quốc, tạo nên mạng lưới giao thông đường sắt quốc tế, có ý nghĩa quan trọng giao lưu KT-XH giữa 2 nước. GV: Tốc độ tàu chạy không ngừng được rút ngắn: 66h những ngày đầu thông tuyến cuối thập kỉ 70, xuống còn 48h (9/9/1989), 42h (19/5/1991), 37h (1/4/1994), 34h (19/5/1997), 30h (5/2002). Chất lượng phục vụ khách, an toàn chạy tàu không ngừng được nâng lên. Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển GTVT biển. Kể tên các cảng biển và cụm cảng quan trọng. Tên tuyến đường biển B-N quan trọng nhất là tuyến nào? Kể tên một số tuyến đường biển quốc tế. (Atlat Tr. 23). Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta. Các tuyến bay trong nước được khai thác ở mấy đầu mối chủ yếu. HĐ 2. Tìm hiểu về ngành TTLL của nước ta. Thông tin SGK. Kể tên một số loại hình dịch vụ của ngành bưu chính nước ta. → Chuyển phát thư, báo, bưu phẩm, bưu kiện, dịch vụ bưu phẩm chuyển phát nhanh EMS, phát hành báo chí, tem bưu chính Việt Nam, chuyển tiền… Trình bày một số nét về tình hình phát triển của ngành Viễn thông nước ta. Viễn thông: dịch vụ hoạt động TTLL nhờ các tín hiệu điện được truyền qua dây dẫn hoặc qua không gian hoặc nhờ các tín hiệu quang qua các hệ thống truyền dẫn quang. GV: số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 12/2010 là: 170,1 triệu thuê bao gồm: + 16,4 triệu thuê bao cố định. + 153.7 triệu thuê bao di động. | 1. Giao thông vận tải: a. Đường bộ (đường ô tô): * Sự phát triển: - Đã được mở rộng và hiện đại hóa. - Đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực. *Phân bố: - Mạng lưới đường ô tô phủ kín các vùng. - Một số tuyến quan trọng theo hướng Bắc-Nam: QL1 dài gần 2.300km, đường HCM. - Một số tuyến quan trọng theo hướng Đông - Tây: QL279, 7, 8, 9, 19, 25, 26… b. Đường sắt: - Tổng chiều dài 3143km. - Các tuyến đường chính: Đường sắt Thống Nhất dài 1726km. - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên… c. Đường sông: - Mới chỉ sử dụng 11.000km vào mục đích giao thông. - Tập trung chủ yếu ở một số hệ thống sông chính: + Hệ thống S.Hồng - S. Thái Bình + Hệ thống S.Mekong - S. Đồng Nai + Một số sông lớn ở miền Trung d. Ngành vận tải đường biển: - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển. - Các cảng và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu-Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải. - Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng B-N. - Nhiều tuyến đường biển quốc tế. e. Đường hàng không: - Là ngành non trẻ nhưng phát triển nhanh. - Cả nước có 22 sân bay (trong đó có 5 sân bay quốc tế). g. Đường ống: - Ngày càng phát triển gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. - Các tuyến quan trọng: + Tuyến vận chuyển xăng dầu B12. + Các tuyến đường ống dẫn khí từ thềm lục địa phía Nam vào đất liền. 2. Ngành thông tin liên lạc: a. Bưu chính: - Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. - Hạn chế: + Mạng lưới phân bố chưa hợp lí + Công nghệ còn lạc hậu… * Phương hướng: Phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa… b. Viễn thông: - Có tốc độ phát triển nhanh, đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại. - Mạng lưới tăng trưởng nhanh, trung bình 30%/năm. + Mạng lưới Viễn thông khá đa dạng và không ngừng phát triển: + Mạng điện thoại + Mạng phi thoại + Mạng truyền dẫn. |
IV. ĐÁNH GIÁ:
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu ở một phương án trả lời đúng
Quốc lộ 1A bắt đầu từ của khẩu:
- Móng Cái (Quảng Ninh)
- Hữu Nghị (Lạng Sơn)
- Tân Thanh (Lạng Sơn)
- Thanh Thuỷ (Hà Giang)
Câu 2: Đường số 9 nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chạy qua tỉnh:
Hà Tĩnh - Quảng Bình
Quảng Trị - Huế
Câu 3. Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển Kinh tế – xã hội của dải đất phía Tây đất nước là:
a. Quốc lộ 1A b. Đường số 9
c. Đường số 6 d. Đường Hồ Chí Minh
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Cho bảng số liệu sau đây:
Khối lương hàng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo ngành vận tải
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm | Đường sắt | Đường ô tô | Đường sông | Đường biển | Đường hàng không |
2000 | 6258 | 141139 | 43015 | 15553 | 45 |
2005 | 8838 | 212263 | 62984 | 33118 | 105 |
- Hãy vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo ngành vận tải năm 2000 và 2005.
- Nhận xét và giải thích về cơ cấu vận chuyển hàng hoá theo các ngành vận tải trên.