Giáo án Địa lý 6 bài 16: Thực hành Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
Giáo án Địa lý 6: Thực hành Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
Giáo án Địa lý 6 bài 16: Thực hành Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn được trình bày ngắn gọn giúp các em học sinh dễ nắm được những kiến thức cơ bản đã học về đường đồng mức, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ; sự phân bố các đường đồng mức, cách đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ. Chúng tôi hi vọng, mẫu giáo án này sẽ giúp ích cho việc soạn giảng của các quý thầy cô.
Giáo án Địa lý 6 bài 15: Các mỏ khoáng sản
Giáo án Địa lý 6 bài 17: Lớp vỏ khí
Giáo án Địa lý 6 bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
Bài 16: Thực hành
Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được: KN đường đồng mức.
- Có khả năng tính độ cao và khoảng cách thực tế dựa vào bản đồ
- Biết đọc đường đồng mức.
2. Kĩ năng: Biết đọc các lược đồ, bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn.
3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II. Chuẩn bị .
1. GV: 1 số bản đồ, lược đồ có tỉ lệ.
2. HS: SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là mỏ khoáng sản?
- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Là những nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác.
3. Bài mới.
- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
*Hoạt động 1 (10 phút). Bài 1. GV: Yêu cầu HS đọc bảng tra cứu thuật ngữ (SGK-85) cho biết: - Thế nào là đường đồng mức? (Là đường đồng nối những điểm có cùng độ cao so với mực biển lại với nhau) H: Tại sao dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết được hình dạng của địa hình? (do các điểm có độ cao sẽ nằm cùng trên 1 đường đồng mức, biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, độ dốc, hướng nghiêng) * Hoạt động 2 (25 phút) Bài 2. GV: Yêu cầu Hs dựa vào Hình 44 (SGK) cho biết: Hướng của đỉnh núi A1-> A2 là? (Từ tây sang Đông) - Sự chênh lệch độ cao của các đường đồng mức là? (- Là 100 m) * Hoạt động nhóm: 4 Nhóm B1 GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - Xác định có độ cao của A1, A2, B1, B2, B3? B2 thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5 phút) - B3 thảo luận trước toàn lớp Treo phiếu học tập – GV đưa đáp án-các nhóm nhận xét - A1 = 900 m - A2 = 700 m - B1 = 500 m - B2 = 600 m - B3 = 500m - Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 -> A2? (gợi ý : Đo khoảng cách giữa A1-A2 trên lược đồ H44 đo được 7,5cm. Tính khoảng cách thực tế mà tỉ lệ lược đồ 1:100000 vậy: 7,5.100000 = 750000cm = 7500m H: Quan sát sườn Đông và Tây của núi A1 xem sườn bên nào dốc hơn? (Sườn Tây dốc. Sườn Đông thoải hơn) | 1. Bài 1. a) Đường đồng mức. - Là đường đồng nối những điểm có cùng độ cao so với mực biển lại với nhau. b) Hình dạng địa hình được biết là do các điểm có độ cao sẽ nằm cùng trên 1 đường đồng mức, biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, độ dốc, hướng nghiêng 2. Bài 2. a) - Từ A1 -> A2 - Từ tây sang Đông b) - Là 100 m. c) - A1 = 900 m - A2 = 700 m - B1 = 500 m - B2 = 600 m - B3 = 500 m d. Tính khoảng cách đường chim bay từ đỉnh A1-A2 = 7500m e) - Sườn Tây dốc. - Sườn Đông thoải hơn |
4. Củng cố: (3 phút)
- GV nhân xét và đánh giá lại các bài tập thực hành.
5. Hướng dẫn HS học (1 phút)
- Đọc trước bài 17.
- Giờ sau học