Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 6 bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Giáo án Địa lý 6: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Giáo án Địa lý 6 bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí được trình bày một cách rõ ràng, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được nhiệt độ của không khí. Đồng thời, nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ giúp cho việc soạn giảng của quý tầy cô trở nên dễ dàng hơn.

Giáo án Địa lý 6 bài 17: Lớp vỏ khí

Giáo án Địa lý 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất

Giáo án Địa lý 6 bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa

Bài 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

Biết được nhiệt độ của không khí; nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí.

2. Kĩ năng: Biết đo và tính nhiệt độ trung bình Ngày, Tháng, Năm.

3. Thái độ: Tập làm quen với dự báo thời tiết và ghi chép 1 số yếu tố thời tiết.

II. Phương pháp giảng dạy:

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, trực quan…

III. Chuẩn bị giáo cụ.

- Bảng thống kê tình hình thời tiết

- Hình sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao.

- Hình sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ.

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức.

6a …………………………………………………………………….

6b ……………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ.

- Nêu vị trí, đặc điểm của Tầng đối lưu?

- Dựa vào đâu để phân loại các khối khí nóng, lạnh, lục địa, đại dương?

3. Nội dung bài mới

a. Đặt vấn đề: Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày của con người, từ ăn, mặc, ở, cho đến các hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu thời tiết và khí hậu là một vấn đề hết sức cần thiết. Để nghiên cứu thời tiết và khí hậu, chúng ta cần nắm được các yếu tố chính là: nhiệt độ, gió và mưa.

b. Triển khai bài dạy.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Hoạt động 1

GV Chương trình dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung gì?

GV Thông báo ngày mấy lần?

GV Thời tiết là gì?

GV Hiện tượng khí tượng là gì?

HS (Gió, mưa, sấm chớp, sương mù ...)

GV Trong 1 ngày thời tiết biểu hiện sáng, trưa, chiều như thế nào?

GV Cùng một thời gian thời tiết ở khắp mọi nơi trên TĐ có giống nhau không?

HS (Khác nhau)

GV Thời tiết mùa Đông ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam có gì khác biệt?

HS (Miền Bắc có mùa Đông lạnh

Miền Nam không có mùa Đông)

GV Sự khác biệt này mang tính tạm thời hay được lặp đi lặp lại trong các năm?

HS (Lặp đi lặp lại)

GV. Đó là đặc điểm riêng biệt của khí hậu 2 Miền. Vậy khí hậu là gì?

GV Thời tiết và Khí hậu có đặc điểm gì giống và khác nhau?

Hoạt động 2

GV. Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của mặt đất và không khí:

HS Ánh sáng MTrời khi chiếu xuống TĐ đi qua lớp không khí. Trong không khí có chứa bụi và hơi nước nên chỉ hấp thụ 1 phần nhỏ năng lượng của MTrời. Phần lớn còn lại được mặt đất hấp thụ làm cho mặt đất nóng lên tỏa nhiệt vào không khí làm cho không khí nóng lên. Đó là nhiệt độ của không khí.

GV Nhiệt độ của không khí là gì?

GV Muốn biết nhiệt độ không khí ta làm ntn?

GV. Hướng dẫn cách đo nhiệt độ không khí Trung bình Ngày.

GV Cách tính nhiệt độ TB Tháng?

GV Cách tính nhiệt độ TB Năm?

Hoạt động 3

GV Tai sao những ngày Hè người ta thường hay ra Biển để Du lịch, Nghỉ mát?

GV Tại sao vào mùa Đông những miền gần Biển lại có không khí ấm hơn phần đất liền?

Yêu cầu HS đọc mục 3b sgk trang 56

GV Nhận xét sự thay đồi nhiệt độ theo độ cao?

Dựa vào kiến thức đã biết hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa 2 địa điểm trong H48.

HS (Chênh lệch nhau 1000m)

GV Tại sao ở những vùng vĩ độ thấp luôn nóng hơn ở các vùng vĩ độ cao?

HS (Do góc chiếu của ánh sáng MTrời)

1. Thời tiết và khí hậu.

a. Thời tiết.

Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn nhất định.

b. Khí hậu.

Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.

a. Nhiệt độ không khí:

- Là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt trời và bức xạ lại vào trong không khí làm cho không khí nóng lên.

- dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của không khí.

b. Cách đo nhiệt độ không khí.

Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo chia cho số lần đo

T0TB = Tổng T0 các lần đo/Số lần đo

3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.

a. Nhiệt độ không khí thay đỏi tùy thuộc độ gần Biển hay xa Biển.

- Nước Biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí làm cho mùa Hạ bớt nóng, mùa Đông bớt lạnh. Sự khác nhau này sinh ra 2 loại khí hậu: khí hậu Lục địa và khí hậu Đại dương

b. Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao.

- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. Lên cao 100m Nhiệt độ giảm 0,60C.

c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp luôn nóng hơn các vùng vĩ độ cao.

4. Củng cố.

- Thời tiết là gì?

- Khí hậu là gì?

- Em có hiểu biết gì về hiện tượng Ennino?

5. Dặn dò:

- Học bài và làm bài tập cuối bài SGK trang 57.

- Chuẩn bị trước bài 19 "Khí áp và gió trên trái đất"

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm