Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất

Giáo án Địa lý 6: Khí áp và gió trên Trái Đất

Giáo án Địa lý 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất được trình bày khoa học, phù hợp với các em học sinh nhằm giúp các em hiểu được khái niệm khí áp, hiểu và trình bày sự phân bố khí áp trên Trái Đất. Giúp các em nắm được hệ thống các loại gió thổi thường xuyên trên trái đất. Đồng thời, có kỹ năng sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên trái đất. Mời quý thầy cô tham khảo để soạn cho mình một giáo án giảng dạy tốt hơn.

Giáo án Địa lý 6 bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Giáo án Địa lý 6 bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa

Giáo án Địa lý 6 bài 21: Thực hành Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm khí áp, hiểu và trình bày sự phân bố khí áp trên Trái Đất.

- Nắm được hệ thống các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

2. Kỹ năng.

Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên trái đất.

3. Thái độ:

Hiểu biết và nắm bắt được các loại gió khác nhau trên Trái Đất

II. Phương pháp giảng dạy:

Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, trực quan, thảo luận…

III. Chuẩn bị giáo cụ.

- Các đai khí áp trên trái đất.

- Tranh các loại gió chính trên trái đất và các hoàn lưu khí quyển.

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức.

6a .......................................................................................................

6b........................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ.

- Thời tiết là gì? khí hậu là gì? thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?

- Khí hậu Đại dương và khí hậu Lục địa khác nhau ở điểm nào?

3. Nội dung bài mới

a. Đặt vấn đề: Mặc dù con người không cảm thấy được sức ép của không khí trên mặt đất. Không khí bao giờ củng chuyển động từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp, sinh ra gió. Trên bề mặt Trái Đất có các loại gió thường xuyên thổi theo những hướng nhất định như Tính phong, gió Tây ôn đới.

b. Triển khai bài dạy.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Hoạt động 1

GV Nhắc lại chiều dày của Khí quyển?

GV Không khí tập trung ở Tầng nào của Khí quyển?

GV. Không khí tuy nhẹ nhưng 90% không khí tập trung ở gần Mặt đất đã tạo nên sức ép lớn đối với bề Mặt đất gọi là khí áp. Vậy:

GV Khí áp là gì?

GV Muốn biết Khí áp là bao nhiêu người ta làm thế nào?

Yêu cầu Hs đọc mục 1b và quan sát H50 sgk:

GV. Gọi HS lên mô tả trên tranh:

GV Các đai Khí áp thấp nằm ở vĩ độ nào?

GV Các đai Khí áp cao nằm ở vĩ độ nào?

Hoạt động 2

Yêu cầu HS đọc mục 2 sgk trang 59.

GV Nguyên nhân nào sinh ra Gió?

HS (Có sự chênh lệch giữa Vùng áp cao và Vùng khí áp thấp.)

GV Gió là gì?

GV Sự chênh lệch không khí giữa Vùng có Khí áp cao và Vùng khí áp thất càng lớn thì Gió ntn?

GV khi nào thì trời không có Gió?

GV. Giải thích: Vùng Xích đạo nhiệt độ quanh năm cao nên không khí nở ra bốc lên cao và tỏa sang 2 bên đường Xích đạo. Đến vĩ tuyến 30 - 400B & N khối không khí chìm xuống đè nén khối không khí tại chỗ tạo nên các Đai khí áp cao. Khí áp cao thổi về Khí áp thấp tạo thành hệ thống các vòng tròn -> hoàn lưu khí quyển.

GV Hoàn lưu khí quyển là gì?

Yêu cầu quan sát H51sgk trang 59 hãy cho biết:

GV Loại Gió thổi thường xuyên từ áp cao Chí tuyến về áp thấp Xích đạo là loại Gió gì?

GV Loại Gió thổi thường xuyên từ áp cao Chí tuyến về áp thấp 660B & N là loại gió gì?

GV Loai gió thổi thường xuyên từ áp cao Cực về áp thấp 660B & N là loại gió gì?

HS (Gió Đông Cực).

GV Tại sao các loại Gió này không chuyển động theo chiều thẳng đứng mà lại có đặc điểm:

+ Nửa cầu Bắc lệch về bên phải

+ Nửa cầu Nam lệch về bên trái.

HS (Do vận động tựu quay quanh trục của TĐ).

1. Khí áp và các đai khí áp trên Trái Đất.

a. Khí áp.

- Khí áp là sức ép của Khí quyển lên bề mặt TĐ.

- Dụng cụ đo Khí áp là Khí áp kế.

b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.

- Khí áp được phân bố trên bề mặt TĐ thành các đai Khí áp thấp và Khí áp cao từ Xích đạo về 2 cực.

2. Gió và hoàn lưu khí quyển.

- Gió là sự chuyển động của các khối không khí từ nơi có Khí áp cao về nơi có Khí áp thấp.

- Hoàn lưu khí quyển là các hệ thống vòng tròn do có sự chuyển động của không khí giữa các đai Khí áp cao và Khí áp thấp tạo thành.

- Tín phong:

+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) về Xích đạo (đai áp thấp Xích đạo).

+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông bắc; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Đông nam.

- Gió Tây ôn đới:

+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến )lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới).

+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Tây Nam; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Tây Bắc.

- Gió Đông cực:

+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam) về các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới).

+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Dông Bắc; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Dông Nam.

4. Củng cố.

- Hãy giải thích câu tục ngữ "Nóng quá sinh ra gió".

- Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên trái đất?

- Người ta thường nói trên trái đất có vùng "Vĩ độ ngựa". Vậy vùng này nằm ở đâu? Vì sao?

5. Dặn dò:

- Học bài và làm bài tập cuối bài SGK trang 60.

- Chuẩn bị trước bài 20 "Hơi nước trong không khí".

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm