Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Giáo án Địa lý 6: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Giáo án Địa lý 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất được trình bày khoa học sẽ giúp các em học sinh hiểu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất. Đồng thời, nêu được hiện tượng động đất, núi lửa, khái niệm mácma và tác hại của chúng. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ giúp cho việc soạn giảng của quý tầy cô trở nên dễ dàng hơn.

Giáo án Địa lý 6 bài 11: Thực hành Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất

Giáo án Địa lý Địa hình bề mặt trái đất

Bài 12: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC

TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức.

- Biết được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất

- Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết được khái niệm mácma

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng quan sát, mô tả hình ảnh để nhận biết kiến thức.

3. Thái độ. Giáo dục cho học sinh tác hại của động đất và núi lửa => cách phòng chống

II. Phương pháp giảng dạy: Giáo dục cho hs sự tác hại của động đất và núi lửa

III. Chuẩn bị giáo cụ.

GV: Bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh về động đất và núi lửa

HS: Tranh ảnh về động đất núi lửa.

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức.

6a…………………………...............................................................

6b ………........................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ.

Xác định vị trí, giới hạn và đọc tên các Lục địa và Đại dương trên bản đồ thế giới?

3. Nội dung bài mới

a. Đặt vấn đề: Địa hình trên bề mặt Trái Đất rất phức tạp, đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên ục của hai lực đối nghich nhau: nội lực và ngoại lưc. Tác động của nội lực thường làm cho Trái Đất hêm gồ ghề, còn tác động ngoại lực thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. Đó là nội dung hôm nay các em tìm hiểu.

b. Triển khai bài dạy.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

GV. Huớng dẫn HS quan sát bản đồ Thế Giới.

GV. Em có nhận xét gì về địa hình bề mặt TĐất?

(Đa dạng, cao thấp khác nhau)

GV. Đó là kết quả của quá trình tác động lâu dài và liên tục của 2 lực đối nghịch nhau là Nội lực và Ngoại lực.

GV. Vậy Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? ta cùng tìm hiểu mục 1

Hoạt động 1

Yêu cầu nghiên cứu thông tin SGK hãy cho biết

GV. Nội lực là gì?

HS. Nội lực sinh ra từ bên trong lòng Trái Đất có tác động nén ép, uốn nếp, đứt gãy đất đá đẩy vật chất nóng chảy lên bề mặt Trái Đất làm cho mặt đất bị gồ ghề.

GV. Ngoại lực là gì?

HS. (Ngoại lực san bằng gồ ghề của địa hình)

GV. Nếu Nội lực > Ngoại lực thì Núi có đặc điểm gì?

HS. (Núi càng ngày càng cao)

GV. Núi lửa và động đất do Nội lực hay Ngoại lực sinh ra? Sinh ra từ lớp nào của Trái Đất?

HS. (Nội lực -> Lớp trung gian)

Hoạt động 2

GV Treo tranh cấu tạo của Núi lửa:

HS. Quan sát H31 Hãy xác định từng bộ phận của Núi lửa.

GV. Gọi HS chỉ trên tranh.

GV. Núi lửa được hình thành ntn?

GV. Núi lửa có ảnh hưởng tới cuộc sống con Người ntn?

GV. Việt Nam có địa hình núi lửa không? Phân bố ở đâu?

GV. Treo bản đồ Thế Giới lên giới thiệu " Vành đai lửa Thái Bình Dương" phân bố 7200 ngọn Núi lửa sống vẫn đang hoạt động mãnh liệt.

GV. Động đất là gì?

GV. Tác hại của Động đất?

GV. nơi nào trên Trái Đất thường sảy ra Động đất?

GV. để hạn chế bớt thiệt hại do động đất gây nên ta phải làm gì?

1. Tác động của Nội lực và Ngoại lực.

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

- Tác động của nội lực và ngoại lực:

+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về sự san bằng, hạ thấp địa hình.

+ Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.

2. Núi lửa và động đất.

a. Núi lửa.

- Núi lửa là hình thức phun trào Mắcma từ dưới sâu lên trên bề mặt đất.

- Núi lửa ngừng phun dung nham bị phân hủy tạo thành lớp đất đỏ phì nhiêu thuận lợi cho phát triển Nông nghiệp.

b. Động đất.

- Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lóng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển.

- Tác hại của động đất, núi lửa

- Mácma là những vật chất, nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ trái đất, nơi có nhiệt độ trên 10000C.

- Để hạn chế thiệt hại của Động đất:

+ Cần xây nhà chịu chấn động lớn.

+ Nghiên cứu, dự báo để sơ tán dân.

4. Củng cố.

Nguyên nhân của việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?

Hiện tượng động đất và núi lửa có ảnh hưởng ntn tới địa hình bề mặt Trái Đất?

Núi lửa gây nhiều tác hại cho con người nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?

5. Dặn dò:

- Học bài và làm bài tập cuối bài.

- Đọc bài đọc thêm trang 41.

- Chuẩn bị trước bài 13 "Địa hình bề mặt Trái Đất".

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm