Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và đảo

Giáo án  lớp 8 môn Địa lý bài 14

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và đảo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 14: ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ ĐẢO

I/ Mục tiêu bài học:

Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức

Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:

  • Biết Đông Nam Á bao gồm phần bán đảo và đảo ở vị trí đông nam châu Á , hoàn toàn trong đới khí hậu nóng, là nơi tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối châu Á với châu Đại Dương .
  • Tự nhiên có đặc điểm điạ hình đồi núi là chủ yếu đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, cảnh quan là rừng rậm nhiệt đới.

2. Kỹ năng: Phân tích lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh .

3. Thái độ: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

4. Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiêncủa khu vực Đông Nam Á

II. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, đàm thoại ngợi mở, thảo luận…

III. Chuẩn bị giáo cụ:

GV: Lược đồ 14.1

HS: Tư liệu, SGK, phiếu học tập 14.1 và phiếu 14.2

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Á có đặc điểm gì?
  • Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh dựa vào lợi thế nào?

3. Nội dung bài mới:

Đặt vấn đề: Giáo viên dùng bản đồ tự nhiên châu Á khái quát lại những khu vực đã được học và từ đó dẩn dắt vào khu vực mới.

Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1:

GV Dựa vào bản đồ và kết hợp hình 15.1 cho biết:

Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông của khu vực thuộc nước nào ở ĐNÁ?

HS: + Điểm cực Bắc thuộc Mianma (Biên giới với TQ tại vĩ tuyến 28o5’B)

+ Điểm cực Tây thuộc Mianma (Biên giới với Bănglađet kinh tuyến 92oĐ)

+ Điểm cực Nam thuộc Inđônêxia, vĩ tuyến 1005’ N.

+ Cực Đông trên kinh tuyến 140oĐ biên giới với Niughine.

? Cho biết ĐNÁ là “cầu nối giữa 2 đại dương và Châu lục nào?ý nghĩa?

HS: Vị trí trung gian giữa châu Á và Châu Đại dương, dựa ÂĐD và TBD khu vực có ý nghĩa quan trọng chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự.

GV: chuyển ý: Vị trí địa lý ảnh hưởng như thế nàoc tới khí hậu, cảnh quan khu vực

Hoạt động 2

? Dựa vào H14.1 nội dung SGK mục 2 và liên hệ kiến thức đã học, giải thích các đặc điểm tự nhiên của khu vực.

GV: Cho HS thảo luận (7p) mỗi nhóm thảo luận 1 trong 4 nội dung sau:

+ Địa hình

+ Khí hậu

+ Sông ngòi

+ Cảnh quan.

HS: Thảo luận và đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức theo bảng phụ như sau:

GV: Nêu đặc điểm địa hình của bộ phận bán đảo và đảo?

? Hãy cho nhận xét điều kiện tự nhiên khu vực ĐNÁ có thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất và đời sống như thế nào?

HS:

Thuận lợi: Tài nguyên khoáng sản phong phú, khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi phát triển NN nhiệt đới, tài nguyên nước, rừng, biển…

Khó khăn: Động đất, núi lửa, bão lũ lụt, hạn hán, khí hậu ẩm nóng: sâu, dịch bệnh.

GV: Nêu thiết hại do bão lụt gây nên vào tháng 10/2009 ở Phi-lip-pin và Việt Nam (bão số 9 và 11 – gây thiệt hại rất lớn cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên) đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và của…

1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á:

- Đông Nam Á bao gồm phần đất liền và bán đảo trung Á và phần hải đảo là quần đảo Mã Lai.

- Khu vực là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- Là cầu nối châu Á với châu Đại Dương

- Ý nghĩa vị trí ảnh hưỡng sâu sắc tới khí hậu, cảnh quan khu vực, có ý nghĩa lớn về kinh tế và quân sự.

2. Đặc điểm tự nhiên:

- Tự nhiên bộ phận bán đảo có đặc điểm điạ hình đồi núi là chủ yếu đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều sông lớn chảy theo hướng Bắc – Nam, cảnh quan là rừng rậm nhiệt đới.

- Bộ phận quần đảo và đảo có nhiều núi lửa, thường xảy ra động đất khí hậu phần lớn mang tính chất xích đạo nóng và mưa quanh năm, cảnh quan là rừng rậm nhiệt đới.

Đặc điểm

Bán đảo Trung Ấn

Quần Đảo Mã Lai

Địa hình

1. Chủ yếu là núi cao hướng B-N, TB-ĐN. Các cao nguyên thấp.

- Các thung lũng sông chia cắt mạnh địa hình.

2. Đồng bằng phù sa màu mỡ, giá trị kinh tế lớn, tập trung đông dân.

1. Hệ thống núi hướng vòng cung Đ-T, ĐB-TN, núi lửa.

2. Đồng bằng rất nhỏ hẹp ven biển.

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa- Bảo về mùa hè - thu (Y-an-gun)

Xích đạo và nhiệt đới gió mùa (Pa-đăng), bão nhiều.

Sông ngòi

5 Sông lớn, bắt nguồn từ núi phía Bắc hướng chảy Bắc- Nam, nguồn cung cấp nước chính là nước mưa, hàm lượng phù sa nhiều.

Sông ngắn, dốc, chế độ nước đều hòa, ít giá trị giao thông, có giá trị thủy điện.

4. Củng cố:

  • GV yêu cầu hs xác định lại vị trí, địa hình, các điểm cực ở lược đồ
  • Đặc điểm khác nhau về gió mùa hạ và gió mùa đông.

5. Dặn dò:

  • Trả lời các câu hỏi 1, 2 trong phần bài tập của sách giáo khoa.
  • Chuẩn bị tiếp nội dung bài 15 hôm sau học
  • Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến bài học

---------------------

Ngoài Giáo án Địa lý lớp 8 bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và đảo, mời các bạn tham khảo thêm giáo án điện tử lớp 8 các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ... và đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 đã được VnDoc.com cập nhật liên tục.

Đánh giá bài viết
6 4.062
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm