Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á

Giáo án môn Địa lý lớp 8

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của hệ thống sông lớn.
  • Trình bày được các cảnh quan thiên nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.

2. Kỹ năng:

  • Biết dựa vào bản đồ để tìm một số đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của châu Á
  • Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động của châu Á.

3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên

4. Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của hệ thống sông lớn.

II. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, so sánh.

III. Chuẩn bị của thầy và trò:

  • GV: Bản đồ tự nhiên châu Á (hoặc lược đồ 1.2 ), lược đồ hình 3.1, 3.2 .
  • HS: Tư liệu, phiếu học tập: SGK, Phiếu học tập 3.1

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Kiểu khí hậu nào mang tính phổ biến?
  • Ảnh hưởng của khí hậu gió mùa đối với nước ta thế nào?

3. Nội dung bài mới:

Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết được địa hình, khí hậu của châu Á rất đa dạng. Vậy sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của châu Á có chụi ảnh hưởng của địa hình và khí hậu không? Chúng có những đặc điểm gì? Đó là những vấn đề mà hôm nay chúng ta cần phải tìm hiểu.

Triển khai bài mới.

Hoạt động thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1

Thảo luận nhóm

HS quan sát bản đồ TN châu Á (hoặc lược đồ hình 1.2, thảo luận thống nhất nội dung đã chuẩn bị trong phiếu học tập.

Yêu cầu HS báo cáo kết qủa làm việc qua các câu hỏi sau:

GV: Khu vực nào tập trung nhiều sông, khu vực nào ít sông? Tìm và đọc tên các sông lớn? ® sông phân bố như thế nào?

GV: Khu vực mạng lưới sông dày đặc có khí hậu như thế nào?

GV: Khu vực mạng lưới sông thưa thớt có khí hậu như thế nào?

Dựa vào thông tin trang 10 SGK (hay GV cho xem biểu đồ lượng chảy của một số sông được phóng to nhận xét)

GV: Em có nhận xét gì về chế độ nước của sông ngòi châu Á vào mùa đông và mùa hạ?

GV: Đặc điểm của sông ngòi châu Á trong từng khu vực phụ thuộc vào yếu tố nào?

GV: Nêu giá trị của sông ở Việt Nam (Sông Mê-Kong hoặc sông Hồng)

GV tổng kết và chuẩn xác kiến thức.

Hoạt động 2

Tự nghiên cứu cá nhân

HS quan sát lược đồ hình 3.1

GV: Kể tên các đới cảnh quan tự nhiên châu Á theo thứ tự từ Bắc ® Nam dọc theo kinh tuyến 80oĐ

GV: Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa, khu vực khí hậu lục địa khô hạn? ® chiếm diện tích như thế nào?

- Tại sao cảnh quan lại phân hóa từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây?

GV tổng kết, chuẩn xác kiến thức

GV: Với cảnh quan phân hóa đa dạng, em có nhận xét gì về ĐTV của châu Á?

® GV giáo dục HS về ý thức bảo vệ ĐTV và cảnh quan môi trường …

Hoạt động 3

Thảo luận theo cặp

GV yêu cầu: dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á và vốn hiểu biết… cho biết châu Á có những thuận lợi và khó khăn gì về địa lí tự nhiên đối với sản xuất và đời sống?

1. Đặc điểm sông ngòi:

- Có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều.

- Chế độ nước của sông thay đổi phức tạp phụ thuộc vào khí hậu, địa hình .

+ Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đống băng, mùa xuân có lũ do băng tan.

+ Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.

+ Tây à Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.

- Sông ngòi châu Á có giá trị rất lớn trong sản xuất, đời sống, văn hoá, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản…

2. Các đới cảnh quan tự nhiên:

- Cảnh quan châu Á phân hóa rất đa dạng với nhiều loại.

+ Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.

+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.

+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.

- Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu.

- Ngày nay phần lớn các cảnh quan nguyên sinh đã bị con người khai phá biến thành đồng ruộng, các khu vực dân cư, các khu công nghiệp …

3. Những thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên châu Á

+ Thuận lợi: Tài nguyên đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn.

+ Khó khăn: Núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bất thường.

4. Củng cố

  • Sông ngòi châu Á có đặc điểm gì?
  • Cảnh quan phân hóa từ Bắc xuống Nam như thế nào? Giải thích.
  • Vì sao phải bảo vệ rừng & động thực vật quý hiếm?

5. Dặn dò:

  • Làm bài tập 2/13. Về nhà học bài củ
  • Chuẩn bị bài 4 “Thực hành” tiết sau chúng ta học.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm