Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 4: Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á

Giáo án môn Địa lý lớp 8

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 4: Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á. Những thuận lợi và khó khăn của hoàn lưu gió mùa, đặc biệt ảnh hưởng của gió mùa với Việt Nam.

2. Kĩ năng: Làm quen với lược đồ phân bố khí áp và hướng gió. Nắm kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ đường đẳng áp.

3. Thái độ: Nắm bắt quy luật hoạt động gió mùa,hiểu được ý nghĩa của việc bố trí cơ cấu thời vụ cây trồng của nông dân nước ta.

4. Trọng tâm: Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á.

II. Phương pháp giảng dạy: Thảo luận, đặt vấn đề, vấn đáp, trực quan, thuyết trình.

III. Chuẩn bị của thầy và trò:

  • GV: Bản đồ thế giới, lược đồ 4.1 và 4.2 (phóng lớn)
  • HS: Tư liệu, SGK và phiếu học tập 4.1.

IV. Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ:

Khí hâu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gì? Nêu đặc điểm và địa bàn phân bố các kiểu khí hậu trên.

3/ Bài mới:

Đặt vấn đề: Bề mặt Trái Đất chịu sự sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như ngoài đại dương thay đổi theo mùa, nên thời tiết cũng có những đặc tính biểu hiện riêng biệt của mổi mùa trong năm. Bài thực hành đầu tiên của địa lí 8 giúp các em làm quen, tìm hiểu và phân tích các lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ châu Á.

Triển khai bài mới.

Hoạt động thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1:

Hoạt động cá nhân dưới sự hướng dẫn của thầy

-Trung tâm khí áp được biểu thị bằng các đường đẳng áp (đường đẳng áp là đường nối liền các địa điểm có trị số khí áp giống nhau):

+Trung tâm áp cao có các đường đẳng áp với trị số càng tăng theo hướng vào trung tâm khí áp.

+Trung tâm áp thấp có các đường đẳng áp với trị số càng giảm theo hướng vào trung tâm khí áp.

- Gió và hướng gió được biểu hiện bằng các mũi tên. Gió là sự di chuyển không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp, do đó nơi đi bao giờ cũng là áp cao, nơi đến là các trung tâm áp thấp, tuy

nhiên do chịu ảnh hưởng của vận động tự quay của Trái Đất nên gió thổi có sự lệch hướng.

Dựa vào Hình 4.1 và Hình 4.2

GV Cho biết vị trí các trung tâm áp thấp và áp cao, nêu trị số khí áp ở mỗi trung tâm này trên lục địa châu Á và các đại dương bao quanh vào mùa đông, mùa hạ?

- Mùa đông:..................... …

- Mùa hạ:..........................

Hoạt động 2

Thảo luận nhóm tìm hiểu về sự hoạt động của gió mùa.

- Qua lược đồ xác định vị trí và sự thay đổi các trung tâm khí áp theo mùa:

+ Phải nhận biết lược đồ biểu hiện là của tháng mấy, vào mùa nào ở châu Á?

+ Xác định các vùng có khí áp cao và khí áp thấp trên lục địa cũng như trên đại dương ở mỗi mùa.

- Qua lược đồ nhận xét sự thay đổi hướng gió theo mùa:

+ Nhận xét trung tâm phát sinh gió xuất phát từ vùng khí áp nào và gió di chuyển về đâu, theo hướng nào? (gió luôn di chuyển từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp) ở mỗi mùa.

+ Giải thích vì sao có sự thay đổi khí áp theo mùa và nguyên nhân làm phát sinh gió mùa ở châu Á?

(xem lại bài hệ qủa chuyển động Trái Đất quanh mặt trời ở Địa lí 6). Bề mặt Trái Đất có thời gian được sưởi nóng và hoá lạnh thay đổi theo mùa khác nhau ở mỗi bán cầu đã làm cho khí áp trên bề mặt đất cũng bị thay đổi theo mùa. Kết qủa làm xuất hiện các loại gió chỉ hoạt động và tồn tại theo mùa, người ta gọi loại gió này là gió mùa.

GV Dựa vào 2 lược đồ trên, xác định hướng gió mùa và thời tiết của từng khu vực rồi ghi bổ sung kiến thức vào phiếu học tập bảng 4.1 SGK:

Cho đại diện các tổ báo cáo kết qủa làm việc, giáo viên chốt ý cho ghi phần kết luận sau:

1. Sự biểu hiện khí áp và gió trên bản đồ:

Hướng gió theo mùa

Hướng gió mùa đông (tháng 1)

Hướng gió mùa hạ (tháng 7)

Đông Á

TB

ĐN

Đông Nam Á

ĐB-B

TN- ĐN

Nam Á

ĐB

TN

2 Sự thay đổi khí áp và hoạt động gió theo mùa:

Hoàn lưu gió mùa châu Á hình thành và phát triển do sự thay đổi khí áp theo mùa ở 2 bán cầu của Trái Đất, phạm vi hoạt động của gió mùa ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.Gió muà làm cho thời tiết của các khu vực gió đi qua thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh mưa ít, mùa hè nóng mưa nhiều.

Mùa

Khu vực

Hướng gió chính

Thổi từ áp cao…đến áp thấp…

Mùa đông (tháng 1)

Đông Á

Tây bắc

Cao áp Xi-bia -> Ap thấp A-lê-út

Đông Nam Á

Đông bắc hoặc bắc

C. Xi-bia -> T. xích đạo

Nam Á

Đông bắc (bị biến tính nên khô ráo ấm áp)

C. Xi-bia -> T. Xích đạo

Mùa hạ (Tháng 7)

Đông Á

Đông nam

C. Ha-oai -> chuyển vào lục địa

Đông Nam Á

Tây nam (biến tính: đông nam)

C. Các cao áp:

Ô-xtrây-li-a, Nam An Độ Dương chuyển vào lục địa

Nam Á

Tây nam

Cao áp An Độ Dương -> T. I-Ran

4. Củng cố

Xác định nơi hình thành các đới áp cao và áp thấp của châu lục?

5. Dặn dò.

  • Về nhà xem lại nội dung bài học và học thuộc bài.
  • Soạn và đọc trước nội dung bài 5. Xem và trả lời toàn bộ câu hỏi, hình ảnh trong bài để hôm sau học.
  • Chuẩn bị một số tranh ảnh về dân cư và các chủng tộc trên thế giới.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm