Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam

Giáo án môn Địa lý lớp 8

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ Mục tiêu bài học:

Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức:

  • Sự đa dạng và phong phú sinh vật nước ta, hiểu nguyên nhân của sự đa dạng đó.
  • Nắm được sự suy giảm và biến đổi của các hệ sinh thái tự nhiên và phát triển hệ sinh thái nhân tạo.

2. Kĩ năng: Phân tích các mối liện hệ các yếu tố tự nhiên trên lược đồ.

3. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

4. Trọng tâm:

II. Phương pháp giảng dạy:Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, thuyết trình…

III. Chuẩn bị giáo cụ:

  • GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt nam.
  • HS: Sách giáo khoa, Phiếu học tập 37.1, Phiếu học tập 37.1

IV.Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Chứng minh đất Việt Nam phức tạp và đa dạng?
  • Vì sao đất Việt Nam đa dạng?

3. Nội dung bài mới:

Đặt vấn đề: Việt Nam là xứ sở của rừng vàng, biển bạc, của muôn loài sinh vật đến tụ hội, sinh sống và phát triển qua hàng triệu năm trước. Điều đó chứng tỏ nguồn tài nguyên động vật, thực vật của nước ta vô cùng phong phú. Vậy sự giàu có và đa dạng của giới sinh vật như thế nào? Chúng được phân bố ra sao trên toàn lãnh thổ Việt Nam? Chúng có những đặc trưng cơ bản gì? Đó là nội dung sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay.

Triển khai bài dạy:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1:

Hoạt động cá nhân.

HS dựa vào thông tin trong sách giáo khoa cho biết:

GV. Sinh vật nước ta sống trong môi trường nào?

HS. Môi trường cạn, nước, ven biển.

=> Nước ngọt, mặn, lợ.

GV. Nêu những đặc điểm nào thể hiện sự đa dạng của sinh vật?

GV chốt ý: sinh vật VN phong phú, đa dạng, phân bố trên mọi miền và phát triển quanh năm.

Hoạt động 2:

Hoạt động cá nhân.

HS xem thông tin trong sách giáo khoa bổ sung số liệu vào phiếu học tập 37.1

GV. Nhận xét về số lượng và chủng loại qúy hiếm sinh vật nước ta?

HS. Dựa vào thống kê về các luồng sinh vật nhập cư vào Việt nam dưới đây:

Luồng sinh vật

Tỉ lệ %

Khu vực phân bố chủ yếu

Vùng có khí hậu

Trung Hoa

10

ĐBắc, BTB

Cận nhiệt đới.

Hi-ma-lay-a

10

TBắc, Trường Sơn

Ôn đới núi cao

Ma-lai-xi-a

15

Tây nguyên, NBộ

Nhiệt đới, cận xđạo

Ấn Độ-Mi-an-ma

14

TBắc,Trung Bộ

Nhiệt đới

HS. Kết hợp kiến thức đã học về khí hậu, địa hình và sông ngòi Việt Nam. Em hãy cho biết những nguyên nhân nào làm cho sinh vật nước ta đa dạng?

GV chốt ý: nước ta có nhiều loài thực vật, động vật , trong đó nhiều loài thuộc loại qúy và hiếm.

Hoạt động 3:

Hoạt động nhóm

HS dựa vào thông tin trong sách giaó khoa bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 37.2.

GV. Nước ta có bao nhiêu kiểu hệ sinh thái?

GV. Kiểu hệ sinh thái vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có ý nghĩa gì về mặt tự nhiên và kinh tế?

GV. Mỗi kiểu sinh thái có đặc điểm gì khác nhau?

GV. Vì sao nước ta có nhiều kiểu hệ sinh thái.

GV giảng thêm cho HS khái niệm về hệ sinh thái.

GV. Ngày nay có các hệ sinh thái nhân tạo nào?

GV. Sự hình thành các hệ sinh thái có những thuận lợi cũng như có thiệt hại gì cho môi trường tự nhiên?

1. Đặc điểm chung:

- Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng.

- Sinh vật phân bố khắp nơi trên lãnh thổ và phát triển quanh năm

2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật.

- Nước ta có tới 14600 loài thực, 11200 loài và phân loài động vật. Nhiều loài được ghi trong “Sách đỏ Việt Nam”.

- Số loài quý hiếm rất cao.

- Môi trường sống của Việt Nam thuận lợi, nhiều luồng sinh vật di cư tới.

3. Sự đa dạng về hệ sinh thái

Gồm 4 hệ sinh thái

- Rừng ngập mặn

- Rừng nhiệt đới gió mùa

- Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia

- Hệ sinh thái nông nghiệp

4. Củng cố:

  • Nêu đặc điểm chung sinh vật nước ta?
  • Nêu tên và sự phân bố các kiểu rừng ở nước ta?
  • Đọc bài đọc thêmSGK/132

5. Dặn dò:

  • Về nhà học bài củ và soạn trước nội dung bài 38.
  • Sưu tầm tranh ảnh các sinh vật quý hiếm (Sách đỏ Việt Nam), nạn phá rừng, cháy rừng ở Việt Nam, hoặc ở địa phương em đang sing sống.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm