Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Giáo án môn GDCD lớp 11

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức

  • Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
  • Hiểu được mục đích và tính hai mặt của cạnh tranh.

2. Về kĩ năng

  • Phân biệt được mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
  • Nhận xét được tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông H2 ở địa phương.

3. Về thái độ: Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán tiêu cực của cạnh tranh.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD 11
  • SGK KTCT Mác-Lênin
  • Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy trình bày nội dung và tác động của quy luật giá trị được Nhà nước và công dân vận dụng như thế nào ở nước ta hiện nay?

3. Học bài mới

Trên TT ta thường gặp những hiện tượng ganh đua, giành giật giữa những người bán, người mua, người sản xuất với nhau… những hiện tượng đó có cần thiết hay không? Nó tốt hay xấu và cần được giải thích như thế nào? Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên đặt vấn đề qua các câu hỏi để học sinh nắm được đơn vị kiến thức.

? Em hiểu như thế nào là cạnh tranh?

? Tại sao nói cạnh tranh là sự cần thiết khách quan trong sản xuất và lưu thông hành hóa?

Giáo viên viên giợi ý thêm để học sinh phân biệt được cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.

? Em hiểu như thế nào là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh?

(Đúng pháp luật và không đúng pháp luật)

? Theo em có những nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh?

Hai nguyên nhân này là hai điều kiện cần và đủ để cạnh tranh hình thành, tồn tại, phát triển và trở thành một quy luật kinh tế khách quan trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

? Theo em giữa các chủ thể kinh tế diễn ra cạnh tranh nhằm mục đích gì?

? Để đạt được mục đích, những người tham gia cạnh tranh thoong qua các loại cạnh tranh nào?

? Bản chất cạnh tranh về mặt xã hội được thể hiện như thế nào?

? Bản chất cạnh tranh về mặt chính trị được thể hiện như thế nào?

Cạnh tranh có nhiều loại tuỳ theo các căn cứ khác nhau mà người ta chia ra thành các loại cạnh tranh

Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp thảo luận về nội dung các loại cạnh tranh bằng cách đưa ra các câu hỏi

Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá hoạt động cạnh tranh đều có tính hai mặt của nó.

? Em hãy chỉ ra mặt tích cực của cạnh tranh và lấy ví dụ minh hoạ?

? Em hãy chỉ ra mặt tiêu cực của cạnh tranh và lấy ví dụ minh hoạ?

1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

a. Khái niệm cạnh tranh.

- Khái niệm: là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu thụ hàng hóa.

b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.

- Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau

2. Mục đích của cạnh tranh.

- Nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

- Mục đích thể hiện:

+ Giành nguyên liệu và các nguồn lực khác

+ Giành ưu thế về KHCN

+ Giành thị trường, nơi đầu tư...

+ Giành ưu thế về chất lượng, giá cả, bảo hành...

- Bản chất của cạnh tranh:

+ Bản chất kinh tế: phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong việc giải quyết lợi ích kinh tế (lợi nhuận)

+ Bản chất xã hội: thể hiện ở đặc điểm kinh doanh và uy tín (thương hiệu)

+ Bản chất chính trị: do tính chất của nhà nước chi phối (điều tiết)

3. Tính hai mặt của cạnh tranh.

a. Mặt tích cực của cạnh tranh.

- Kích thích LLSX, KHCN phát triển, năng xuất lao động tăng lên.

- Khai thác tốt các nguồn lực

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hàng hóa có sức mạnh cạnh tranh

b. Mặt hạn chế của cạnh tranh.

- Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.

- Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương

- Gây rối loạn thị trường

4. Củng cố.

  • Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài
  • Hướng dẫn học sinh trả lời và làm bài tập trong phần cuối bài học trang 42

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm bài tập, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Luxian Truyện Tranh
    Luxian Truyện Tranh Tại sao nói cạnh tranh là yếu tố khách quan trong sản xuất và lưu thông hàng hóa sao ko có đáp án vậy ???
    Thích Phản hồi 16/11/20
    • Luxian Truyện Tranh
      Luxian Truyện Tranh Làm ơn cho mình đáp án gấp câu tại sao nói cạnh trang
      Thích Phản hồi 16/11/20
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Giáo Án GDCD 11

      Xem thêm