Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam theo CV 5512 (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS hiểu 1 số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em theo quy định của pháp luật nước ta. Hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các quyền của trẻ em.

2. Kĩ năng: HS nhận biết được những hành vi vi phạm quyền trẻ em. biết tự bảo vệ quyền của mình và thực hiện tốt các bổn phận, biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

3. Thái độ: HS tự hào, tin tưởng, biết ơn gia đình và xã hội phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng bổn phận của mình.

4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề.

II. Chuẩn bị

GV: SGK, SGV, máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh, Hiến pháp 1992, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em....

HS: Xem trước NDBH, sưu tầm tranh ảnh về các nhóm quyền trẻ em.

III. Tổ chức các hoạt động.

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học trực quan sinh động

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật khăn phủ bàn

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu công ước LHQ.

* Nhiệm vụ: HS quan sát tranh.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp.

* Yêu cầu sản phẩm: tranh về trẻ em.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh.

? Em có nhận xét gì về các bức hình trên.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: quan sát tranh

- Giáo viên quan sát hs

- Dự kiến sản phẩm: cảm nhận của hs về tranh.

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV nêu tên 4 nhóm quyền trẻ em theo công ước LHQ.Năm 1989 công ước LHQ ra đời, Năm 1990 VN kí và phê chuẩn công ước. Ngày 12/8/1991 VN ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em VN. Vậy nội dung và ý nghĩa của quyền này là gì chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.

Hoạt động GV và HS

Nội dung

GV cho hs đọc truyện trong sgk

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của pháp luật.

* Mục tiêu: Giúp HS:

- Phát hiện nội dung các quyền của trẻ em

* Nhiệm vụ: HS theo dõi sgk trả lời câu hỏi

* Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm, đàm thoại

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN (5 phút)

? Nêu các quyền của trẻ em được thể hiện trong công ước LHQ.

GV: Bản thân em đã được hưởng những quyền gì từ gia đình, nhà trường và xã hội?

HS: Phát biểu ý kiến.

GV: ghi nhanh các ý kiến lên bảng thành 3 nhóm (Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục)

-> Đó là các quyền của trẻ em đã được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và quốc tế.

GV: Giới thiệu một số văn bản pháp luật VN liên quan đến quyền trẻ em.

+ Điều 61, 65, 71 HP 1992.

+ Điều 5, 6, 7, 8, 10 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em VN.

+ Điều 37 luật hôn nhân và gia đình.

-> Trẻ em VN có các quyền cơ bản được nhà nước, xã hội thừa nhận và bảo vệ.

GV: Quyền được bảo vệ là gì?

HS:

GV: Nêu nội dung của quyền được chăm sóc?

HS:

GV: Trẻ em tàn tật và không nơi nương tựa được nhà nước chăm sóc, nuôi dạy và giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng...

GV: Quyền được giáo dục là gì?

HS :

HĐỘNG 2: Tìm hiểu bổn phận của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội.

* Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được bổn phận của mình và trách nhiệm của gd, xh.

* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV

* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN (2 phút)

Trẻ em phải có những bổn phận gì đối với gia đình và xã hội?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát, theo dõi

- Dự kiến sản phẩm: phiếu học tập

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Truyện đọc/sgk

2. Nội dung bài học.

a. Nội dung quyền

*Quyền được bảo vệ là quyền:

+ Được khai sinh và có quốc tịch.

+ Được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm

* Quyền được chăm sóc:

+ Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy, được bảo vệ sức khoẻ.

+ Được sống chung với cha mẹ và hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

*Quyền được giáo dục:

+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

+ Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hóa thể thao.

b. Bổn phận của trẻ em:

- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.

- Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn

- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

c. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội:

- Gia đình nuôi dạy, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

+ Bồi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các em trở thành người công dân có ích cho đất nước.

Hoạt động 3: Luyện tập

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về quyền trẻ em để làm bài

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI

- GV hướng dẫn HS làm bài tập a, d

(sgk).

- GV nêu thêm VD: bắt trẻ em làm việc nặng quá sức; lợi dụng trẻ để làm việc phi pháp; bỏ rơi trẻ;…

3. Bài tập

Bài a/41 sgk

Hành vi xâm phạm quyền trẻ em:

1, 2, 4, 6

Bài d/42 sgk: Đáp án: 1, 3.

Hoạt động 4: vận dụng

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Nêu các hoạt động thực hiện quyền trẻ em ở địa phương em.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.

* Phương thức hoạt động: cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: tên những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về trẻ em.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:

? Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về trẻ em.

Giáo án môn GDCD lớp 7

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu 1 số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em theo quy định của Pluật nước ta.

2. Kĩ năng: HS nhận biết được những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

3. Thái độ: HS tự hào, tin tưởng, biết ơn gia đình và xã hội phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng bổn phận của mình.

II. Chuẩn bị

  • Gv: SGK, SGV, máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh, Hiến pháp 1992, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em....
  • Hs: Xem trước bài, sưu tầm tranh ảnh về các nhóm quyền trẻ em.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

a. Vì sao phải sống và làm việc có kế hoạch?.

b. Kiểm tra việc lập kế hoạch học tập, làm việc của một số học sinh.

3. Bài mới.

Giới thiệu bài:

GV cho HS quan sát tranh, GV nêu tên 4 nhóm quyền trẻ em theo công ước LHQ. Năm 1989 công ước LHQ ra đời. Năm 1990 VN kí và phê chuẩn công ước.

Ngày 12/8/1991 VN ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em VN. Vậy nội dung và ý nghĩa của quyền này là gì chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

Hoạt động Gv - Hs

Nội dung

Hoạt động 1:

Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của pháp luật.

GV: Cho HS quan sát tranh sgk và nêu các quyền của trẻ em được thể hiện trong tranh.

GV: Bản thân em đã được hưởng những quyền gì từ gia đình, nhà trường và xã hội?

HS: Phát biểu ý kiến.

GV: ghi nhanh các ý kiến lên bảng thành 3 nhóm (Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục)

Hoạt động 2:

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

GV: Quyền được bảo vệ là gì?

HS:

GV: Nêu nội dung của quyền được chăm sóc?

HS:

GV: Trẻ em tàn tật và không nơi nương tựa được nhà nước chăm sóc, nuôi dạy và giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng...

GV: Quyền được giáo dục là gì?

HS:

Hoạt động 3:

GV: Hướng dẫn HS làm bài tập a,đ sgk/41,42. (Chuẩn bị bài tập ở máy chiếu)

1. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em:

-> Đó là các quyền của trẻ em đã được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và quốc tế.

GV: Giới thiệu một số văn bản pháp luật VN liên quan đến quyền trẻ em.

+ Điều 61,65,71 HP 1992.

+ Điều 5,6,7,8,10 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em VN.

+ Điều 37 luật hôn nhân và gia đình.

-> Trẻ em VN có các quyền cơ bản được nhà nước, xã hội thừa nhận và bảo vệ.

II. Nội dung bài học.

1. Quyền được bảo vệ:

+ Được khai sinh và có quốc tịch.

+ Được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm

2. Quyền được chăm sóc:

+ Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy, được bảo vệ sức khoẻ.

+ Được sống chung với cha mẹ và hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

3. Quyền được giáo dục:

+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

+ Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao.

III. Luyện tập

HS: làm bài.

4. Cũng cố, dặn dò:

  • GV hệ thống toàn bộ nội dung bài học.
  • "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" đó là khẩu hiệu ghi nhận quyền trẻ em của UNESCO. Chúng ta cùng hát tập thể bài hát: Trẻ em hôm nay.
  • Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết 2.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam theo CV 5512 (tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm