Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo CV 5512 (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (tiết 2)
Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS nắm được các khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
3. Thái độ: HS biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lên án, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan.
4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: KHBH, SGK, SGV, SBT GDCD7, Một số tình huống thực tế.
Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
III. Tổ chức các hoạt động.
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động:
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | - Dạy học nghiên cứu tình huống. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức | - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm cặp đôi | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật động não |
D. Hoạt động vận dụng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Đóng vai | - Kĩ thuật đặt câu hỏi …. |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Dự án | - Kĩ thuật đặt câu hỏi …… |
2. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
* Nhiệm vụ: HS đóng vai.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp.
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của hs
* Cách tiến hành:
Gv cho Hs sắm vai theo nội dung sau:
Lan: Mẹ ơi sao nhà bạn Mai không có bàn thờ thắp hương như nhà mình.
Mẹ: Vì nhà bạn ấy thờ đức chúa trời, nhà bạn ấy theo đạo thiên chúa giáo.
Lan: Thế nhà mình theo đạo gì hả mẹ?
Mẹ: Nhà mình theo đạo phật.
Lan: Thế hai đạo này khác nhau như thế nào?.....
- Học sinh tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình
- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn
- Dự kiến sản phẩm: ý kiến của hs
*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sau đó dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung kiến thức |
HĐ 1: Tìm hiểu phần thông tin, sự kiện 1. Mục tiêu: Hiểu được tình hình tôn giáo ở VN 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân. Cặp đôi - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm, cặp đôi 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ Gv: Gọi Hs đọc phần tin tức, sự kiện. Gv: Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết?. ? Qua đó em có nhận xét gì về loại hình tín ngưỡng, tôn giáo? ? Địa phương Kim Bảng nói riêng và Hà Nam nói chung có tôn giáo nào? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc phần thông tin/sgk suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm + Phật giáo; Thiên chúa giáo; Đạo Cao Đài; Đạo Hòa hảo; Đạo Tin Lành; Đạo Hồi *Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV: Giới thiệu một số nhà thờ ở địa phương như Kim Thanh- Kim Bình, An Lạc, Đồng Sơn, Bút Sơn Chùa đạo Phật như Chùa Bà Đanh, chùa Khương Thượng, chùa Tiên Ông- Tượng Lĩnh (Kim Bảng), chùa Đọi Long- Duy Tiên Gv: Chùa này đều là di tích lịch sử - DSVH vật thể mà giờ trước các em đã được học. ? Em hãy cho biết nhà các em thờ cúng tổ tiên bằng cách nào? Khi đi vào chùa hay nơi nhà thờ em cho biết họ thờ ai? Thờ bằng cách nào? Ý nghĩa của việc thờ cúng đó? - GĐ: Thờ bằng lập bàn thờ có h/a người đã khuất và thắp hương – tưởng nhớ, biết ơn - Trong chùa thờ các tượng Phật bằng hình thức thắp hương, tụng kinh, niệm Phật- cầu quốc thái dân an, mọi việc tốt lành. - Trong nhà thờ thờ chúa Giê-su, đức mẹ Ma-ri-a bằng cách nghe giảng đạo và cầu nguyện- đem đến điều tốt lành. ? Những người được thờ cúng đó họ là ai? Vì sao? - Tổ tiên có thực - Không có thực mà chỉ trong thế giới vô hình, hư ảo… ? Việc thờ đó theo em để làm gì? Thể hiện niềm tin của mọi người- Tín ngưỡng (Tín: niềm tin; ngưỡng: mức độ, giới hạn) HĐ 2: Tìm hiểu phần nội dung bài học 1. Mục tiêu: Hiểu đc khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng… 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ ?Tín ngưỡng là gì? Thảo luận: Hãy kể tên một số hình thức tín ngưỡng trong dân gian thờ cúng? Họ là ai được nhắc tới trong môn học nào? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc phần thông tin/sgk suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm (Thần núi, sông, lửa, ông táo, thành hoàng, tổ tiên...) (Sử dụng tranh về Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng) - LS: Vua Hùng; Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo (Đền Trần 20.8- ÂL) - NV: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh Tín ngưỡng thờ cúng đó xuất phát từ đạo lí «Uống nước nhớ nguồn» của người VN ta. *Báo cáo kết quả: các nhóm báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng ? Theo em việc đi lễ chùa, nhà thờ, thờ người có công với đất nước có bắt buộc với mỗi người không? (Tự do là quyền của mỗi người không bắt buộc- học tiết sau) ? Đưa một số thông tin về quan niệm của nhà Phật hay của Thiên chúa giáo? Cho biết quan niệm này hướng con người tới điều gì? - Sống tốt đời đẹp đạo, an lành.Từ bi bác ái- Nhà Phật. GV đưa một số thông tin về lễ Vu Lan hay lễ Rằm tháng giêng ở chùa; Lễ No en..? Em hiểu gì về ngày này? Theo em hình thức lễ nghi này có cần thiết với nhà chùa, nhà thờ không? Vì sao? - Lễ báo hiếu (Xá tội vong nhân) lòng từ bi lễ rằm tháng giêng- Cầu an, may mắn; Lễ Noen chào mừng chúa ra đời – bắt buộc với đạo đó? - ? Việc thực hiện các lễ nghi đó có gì giống và khác nhau? G: Đều có hình thức tín ngưỡng; K: Hình thức lễ nghi, quan niệm khác nhau để sùng bái thần linh. Gv: Tôn giáo là gì? ? Người theo tín ngưỡng có phải là người theo đạo không? Liên hệ gia đình em hoặc những người x. quanh theo tín ngưỡng mà em biết? Gv: Theo em đạo Long Hoa Hội có phải là tôn giáo không? (Thường tới chùa Tiên Ông Làm Lễ- Đạo này thờ Bác Hồ không được gọi là Tôn giáo) ? Qua phần tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo em cho biết đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo có mặt tích cực như thế nào? - yêu nước, nhiều việc làm xây dựng quê hương... Gv: Thế nào là mê tín dị đoan? Gv: Giới thiệu truyện: Chỉ vì một phút cuồng tín sbt/43. ? Vậy em cho biết hậu quả của mê tín dị đoan? ? NN do đâu? Kq: Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thu lợi. Cq: + Do trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết. + Do tập tục lạc hậu |
1. Thông tin
2. Nội dung bài học a. Tín ngưỡng, tôn giáo: - Tín ngưỡng: là lòng tin vào một điều thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.
- Tôn giáo: là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. Với những quan niệm giáo lí và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái. VD: Đạo phật, thiên chúa giáo, tin lành, cao đài, hòa hảo, đạo hồi...
- Mê tín dị đoan: Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.... dẫn đến hậu quả xấu. |
Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo để làm bài
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày
* Phương thức thực hiện: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Hãy kể 1 số biểu hiện mê tín dị đoan trong Hs hiện nay? Theo em làm cách nào để khắc phục ht mê tín dị đoan ? Gv: HD học sinh làm bài tập e sgk/54. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs - Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs *Báo cáo kết quả: đại diện cặp trả lời *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl. |
3. Bài tập: Bt e/54 - H/Vi mê tín dị đoan: Xem bói, cúng bái trước khi đi thi, lên đồng |
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm BT.
* Nhiệm vụ: HS trình bày
* Phương thức thực hiện: cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của hs
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? GV Đưa một số thông tin về việc gọi hồn, xem bói qua bàn tay, chữa bệnh phù phép- uống nước chữa bệnh- ở xã Châu Sơn- Duy Tiên- Hà Nam?
? Theo em những việc làm này có phải là biểu hiện của tín ngưỡng không? Vì sao?
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm: - Không vì đây là điều không có căn cứ, nhảm nhí, mơ hồ trái tự nhiên- Mê tín dị đoan.
*Báo cáo kết quả:
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.
* Phương thức hoạt động: cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Bài báo của hs về chính đạo
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:
? Theo em hoạt động của người theo lễ nghi có theo tổ chức nào không hay là tự do?
Viết 1 bài báo về một đạo được coi là chính đạo mà em biết.
Giáo án môn GDCD lớp 7
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được cá khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
3. Thái độ: HS biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lên án, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: G. Án + Bảng phụ + Một số tình huống thực tế.
- Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra.
3. Bài mới.
Gv cho Hs giải quyết tình huống sau:
Lan: Mẹ ơi sao nhà bạn Mai không có bàn thờ thắp hương như nhà mình.
Mẹ: Vì nhà bạn ấy thờ đức chúa trời, nhà bạn ấy theo đạo thiên chúa giáo.
Lan: Thế nhà mình theo đạo gì hả mẹ?
Mẹ: Nhà mình theo đạo phật.
Lan: Thế hai đạo này khác nhau như thế nào?..… Gv dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung kiến thức |
*HĐ1: Tìm hiểu tin tức, sự kiện ở sgk Gv: Gọi Hs đọc phần tin tức, sự kiện. Gv: Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết? Gv: Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hay tôn giáo? HĐ2: HD học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Gv: Tín ngưỡng là gì? Cho ví dụ? (Thần núi, sông, lửa, ông táo, thành hoàng, tổ tiên...) Gv: Tôn giáo là gì. Gv: Hỏi 1 số Hs, em và gia đình đang theo đạo gì? Hãy kể 1 số hình thức lễ nghi của đạo mà em đang theo? (VD: đạo phật thờ phật tổ, có bàn thờ thắp hương, tụng kinh...; đạo thiên chúa thờ đức chúa, không thắp hương, nghe giảng đạo...). Gv: Thế nào là mê tín dị đoan? Gv: Theo em đạo Đông hoa di lặc, đạo thoát y có phải là tôn giáo không? * HĐ3 Luyện tập Gv: hãy kể 1 số biểu hiện mê tín dị đoan trong Hs hiện nay? Gv: HD học sinh làm bài tập a,b,e sgk/53,54. (Nếu còn thời gian gv đọc một số tin tức về MT dị đoan và hậu quả của nó ở báo PL) | 1. Tin tức, sự kiện 2. Nội dung bài học a. Khái niệm: - Tín ngưỡng: là lòng tin vào một điều thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời. - Tôn giáo: là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. Với những quan niệm giáo lí và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái. VD: Đạo phật, thiên chúa giáo, tin lành, cao đài, hòa hảo, đạo hồi... - Mê tín dị đoan: Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.… dẫn đến hậu quả xấu. 3. Bài tập Hs làm bài tập. |
4. Củng cố:
? Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập còn lại sgk.
- Xem trước nội dung còn lại của bài.
- Tìm hiểu các lễ nghi của 1 số tôn giáo ở địa phương.
- HS thực hiện tốt ATGT
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo CV 5512 (tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới