Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo CV 5512(tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (tiết 1)
Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS hiểu:
- Cơ cấu tổ chức nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia giai cấp thế nào?
- Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.
2. Thái độ: Hình thành ở hs ý thức tự giác thực hiện chính sách pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước.
3. Kĩ năng:
- Giúp hs biết thực hiện pl, qui định của địa phương, qui định qui chế nội qui của nhà trường, giúp đỡ nhà nước làm nhiệm vụ
- Biết đấu tranh hiện tượng vô kỉ luật.
4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị
- SGK,SGV GDCD 7
- Hiến pháp 1992
- Sơ đồ phân công và phân cấp bộ máy nhà nước
III. Tổ chức các hoạt động.
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động:
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | - - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức | - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm cặp đôi | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật động não |
D. Hoạt động vận dụng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Đóng vai | - Kĩ thuật đặt câu hỏi …. |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | - Dự án | - Kĩ thuật đặt câu hỏi …… |
2. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp.
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của hs
* Cách tiến hành:
Nhà nước ta là nhà nước của ai, do Đảng nào lãnh đạo?
- Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình
- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn
- Dự kiến sản phẩm: ý kiến của hs
* Báo cáo kết quả: HS: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân….
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sau đó dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung ghi bảng |
HĐ1: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. 1. Mục tiêu: Hiểu được chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: Bộ máy nhà nước gồm những loại nào? mỗi loại cơ quan bao gồm những cơ quan cụ thể nào? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng -Chức năng nhiệm vụ của cơ quan quốc hội? Vì sao quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? (Vì là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra..) -Vì sao HĐND được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương? GV: Cho học sinh đọc điều 119, 120 HP 1992. HĐ2: Tìm hiểu Quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước 1. Mục tiêu: Hiểu được quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng - Giấy Ao của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: Công dân có quyền và nghĩa vụ ntn đối với Nhà nước? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ cá nhân, nhóm trao đổi thảo luận - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm *Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng | 1. Thông tin sự kiện: 2. Nội dung bài học a. Nhà nước:
b. Phân công các cơ quan của bộ máy nhà nước. + Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân, do nhà nước bầu ra, bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) - Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ và UBND các cấp - Cơ quan xét xử bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh (TP trực thuộc TW) và các TAND huyện (quận. Txã, TP thuộc tỉnh), Các TA quân sự - Cơ quan kiểm sát bao gồm VKSND tối cao, VKSND tỉnh (TP trực thuộc TW), VKSND (huyện, quận, txã, TP thuộc tỉnh), các VKS quân sự c. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước: (phần d/sgk/59) d. Quyền và nghĩa vụ công dân: - Có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các chính sách pháp luật tốt của nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ. |
Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về bộ máy Nhà nước để làm bài
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày
* Phương thức thực hiện: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Gv: HD học sinh làm bài tập GV: Cho hs làm bài tập c, d/59 sgk. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs - Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs *Báo cáo kết quả: cá nhân trả lời *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl. |
3. Bài tập: Bài c/59 sgk. - Những cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và UBND các cấp. - Cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ. Bài d/59 sgk. Đáp án đúng là: 2, 2, 3. |
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm BT.
* Nhiệm vụ: HS trình bày
* Phương thức thực hiện: cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của hs
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
GV yêu cầu hs làm bt e/sgk/59
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs
*Báo cáo kết quả: ví dụ đi xin giấy khai sinh, làm chứng minh nhân dân…
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.
* Phương thức hoạt động: cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: tấm gương ở địa phương
GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs:
?Tìm hiểu những tấm gương mẫu mực ở địa phương, những chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đến lợi ích của nd và gđ mình.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Về nhà.
Giáo án môn GDCD lớp 7
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu:
- Cơ cấu tổ chức nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia giai cấp thế nào?
- Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước
2. Thái độ: Hình thành ở hs ý thức tự giác thực hiện chính sách pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước.
3. Kĩ năng: Biết đấu tranh hiện tượng vô kỉ luật
II. Phương pháp:
- Thảo luận
- Tổ chức trò chơi
III. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV GDCD 7
- Hiến pháp 1992
- Sơ đồ phân công và phân cấp bộ máy nhà nước
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định
2. Bài cũ:
Làm rõ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước?
3, Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung ghi bảng |
HĐ1: Tìm hiểu chức năng, nội vụ của các cơ quan nhà nước. GV: Cho học sinh quan sát và tìm hiểu sơ đồ phân công bộ máy nhà nước (GV sử dụng bảng phục) GV: Nêu câu hỏi. -Bộ máy nhà nước gồm những loại nào? mỗi loại cơ quan bao gồm những cơ quan cụ thể nào? -Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân gồm những cơ quan nào? -Cơ quan xét xử gồm các cơ quan nào? -Cơ quan kiểm sát gồm những cơ quan nào? Gv: Nêu câu hỏi ` -Chức năng nhiệm vụ của cơ quan quốc hội? Vì sao quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? (Vì là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra..) -Vì sao HĐND được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương? GV: Cho học sinh đọc điều 119,120 HP 1992. -UBND làm nhiệm vụ gì?…. HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học: GV: gọi học sinh nhắc lại nội dung chính của từng phần. Học sinh thảo luận trả lời vào phiếu học tập. GV đặt câu hỏi: -Bản chất của nhà nước ta? -Nhà nước ta do ai lảnh đạo? -Bộ máy nhà nước bao gồm cơ quan nào? -Quyền và nghĩa vụ của công dân là gì? GV: gọi học sinh đọc lại nội dung. HĐ3 Luyện tập GV: Hướng dẫn hs làm bt sgk Em hãy chọn câu trả lời đúng: 1 Chính phủ biểu quyết thông qua HP và luật 2. Chính phủ thi hành HP và luật 3 Chính phủ do nhân dân bầu ra 4 Chính phủ do QH bầu ra 5 UBND do nhân dân bầu ra | 3. Phân công bộ máy nhà nước: a. Phân công các cơ quan của bộ máy nhà nước. + Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân, do nhà nước bầu ra, bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) - Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ và UBND các cấp - Cơ quan xét xử bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh (TP trực thuộc TW) và các TAND huyện (quận. Txã, TP thuộc tỉnh), Các TA quân sự - Cơ quan kiểm sát bao gồm VKSND tối cao,VKSND tỉnh (TP trực thuộc TW), VKSND (huyện, quận, txã, TP thuộc tỉnh), các VKS quân sự b. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước: (nội dung sgk) - Quốc hội - Chính phủ - HĐND - UBND I. Bài học: 1. Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân 2. Nhà nước ta do ĐCS lãnh đạo 3. Bộ máy nhà nước có 4 cơ quan: - Cơ quan quyền lực do nd bầu ra - Cơ quan hành chính nhà nước - Cơ quan xét xử - Cơ quan kiểm sát 4. Quyền và nghĩa vụ công dân: - Có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các chính sách pháp luật tốt của nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ. III. Bài tập: Bài 1: Đáp án 2, 4 |
4, Củng cố:
- Nêu nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân em?
- Giả thích vì sao nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân?
5. Hướng dẫn học tập:
- Làm các bt còn lại
- Tìm hiểu những tấm gương mẫu mực ở địa phương, nhưng chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đến lợi ích của nd và gđ mình
- Chuẩn bị bài 18
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo CV 5512 (tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới