Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Bài: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

A. Lý thuyết bài 17 môn GDCD 7

Thông tin sự kiện:

a. Nhà nước:

- Ra đời 2.9.1945 do Bác Hồ làm chủ tịch nước, tên gọi là nước VN dân chủ cộng hòa. Là thành quả của cuộc cách mạng tháng 8 1945 do ĐCS Việt Nam lãnh đạo.

- 1975 giải phóng thống nhất đất nước cả nước quá độ đi lên CNXH.

- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân

b. Phân cấp bộ máy nhà nước(4 cấp)

Trung ương

Tỉnh (TP trực thuộc TW)

Huyện (Quận, TX, TP thuộc tỉnh)

Xã (phường, TT)

* Bộ máy nhà nước cấp TW gồm có: Quốc hội, chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao

* Cấp tỉnh gồm:

- HĐND Tỉnh (TP)

- UBND Tỉnh (TP)

- TAND Tỉnh (TP)

- VKSND Tỉnh (TP)

* Cấp huyện gồm;

- HĐND Huyện (Quận, TX)

- UBND Huyện (Quận, TX)

- TAND Huyện(Quận. TX)

- VKSND Tỉnh (Quận. TX)

* Cấp xã Phường, thị trấn gồm:

- HĐND xã

- UBND xã

3. Phân công bộ máy nhà nước:

a. Phân công các cơ quan của bộ máy nhà nước.

+ Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân, do nhà nước bầu ra, bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã)

- Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ và UBND các cấp

- Cơ quan xét xử bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh (TP trực thuộc TW) và các TAND huyện (quận. Txã, TP thuộc tỉnh), Các TA quân sự

- Cơ quan kiểm sát bao gồm VKSND tối cao, VKSND tỉnh (TP trực thuộc TW), VKSND (huyện, quận, txã, TP thuộc tỉnh), các VKS quân sự

b. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước:

- Quốc hội

- Chính phủ

- HĐND

- UBND

1. Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân

2. Nhà nước ta do ĐCS lãnh đạo

3. Bộ máy nhà nước có 4 cơ quan:

- Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra

- Cơ quan hành chính nhà nước

- Cơ quan xét xử

- Cơ quan kiểm sát

4. Quyền và nghĩa vụ công dân:

- Có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến và hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các chính sách pháp luật tốt của nhà nước, bải vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

1. Giải thích vì sao Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân?

Trả lời:

Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp). Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

2. Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy Nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của Nhà nước? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực của nhà nước cao nhất? Tại sao?

Trả lời:

- Theo em, những cơ quan trong bộ máy nhà nước được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân là cơ quan quyền lực của nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp

- Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội

Bởi vì: Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia làm những công việc quan trọng nhất của nhà nước như:

+ Làm Hiến pháp và Luật để quản lí nhà nước quản lí xã hội

+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế - xã hội, tài chính, an ninh, quốc phòng,....) và đối ngoại của đất nước

+ Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân

3. Những cơ quan nào được gọi là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?

Trả lời:

Những cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ

4. Em hãy chọn câu trả lời em cho là đúng?

- Chính phủ làm nhiệm vụ:

(1) Biểu quyết thông qua Hiến pháp, luật

(2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật

- Chính phủ do:

(1) Nhân dân bầu ra

(2) Quốc hội bầu ra

- Uỷ ban nhân dân do:

(1) Uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra

(2) Nhân dân bầu ra

(3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra

Trả lời:

- Chính phủ làm nhiệm vụ: (2)

- Chính phủ do: (2)

- Uỷ ban nhân dân do: (3)

5. Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật?

Trả lời:

- Nhà nước ban hành luật và đặt ra các quy định pháp luật để quản lí nhà nước, quản lí xã hội

- Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân lập nên, hoạt động vì lợi ích của nhân dân vì thế công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện cho mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức nhà nước thi hành công vụ.

6. Trong quá trình chuẩn bị bài học ở nhà, qua thảo luận Bình và Lan đều cho là Quốc hội và Chính phủ là hai cơ quan giống nhau. Nhưng khi giải thích nguyên nhân vì sao thì lại có sự khác nhau:

Bình: Nguyên nhân là do hai cơ quan này đều là cơ quan trung ương

Lan: Nguyên nhân là do hai cơ quan này đều có quyền lực cao nhất

Em có đồng ý với cách lí giải của hai bạn này không?

Trả lời:

Ý kiến của Bình và Lan đều sai. Việc lí giải của hai bạn cũng không chính xác. Thực ra, đây là hai cơ quan có chức năng và quyền hạn khác nhau. Quốc hội là cơ quan quyền lực còn Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Việc phân định chức năng, quyền hạn như trên là để nâng cao hiệu quả làm việc của từng cơ quan, tránh chồng chéo, lẫn lộn.

B. Trắc nghiệm bài 17 môn GDCD 7

Câu 1: Thủ tướng chính phủ nước ta hiện nay là ai?

A. Ông Nguyễn Xuân Phúc.

B. Ông Trương Hòa Bình.

C. Ông Vũ Đức Đam.

D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

Đáp án: A

Câu 2: Chủ tịch Quốc hội nước ta hiện nay là ai?

A. Bà Tòng Thị Phóng.

B. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

C. Ông Vũ Đức Đam.

D. Ông Trương Hòa Bình.

Đáp án: B

Câu 3: Chủ tịch nước ta hiện nay là ai?

A. Ông Nguyễn Phú Trọng.

B. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

C. Ông Phùng Xuân Nhạ.

D. Bà Nguyễn Kim Tiến.

Đáp án: A

Câu 4: Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào?

A. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

B. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp huyện.

C. Cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã.

D. Cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp xã.

Đáp án: A

Câu 5: Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi là?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Ủy ban nhân dân.

Đáp án: B

Câu 6: Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội được gọi là?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Hội đồng nhân dân.

D. Ủy ban nhân dân.

Đáp án: A

Câu 7: Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Ủy ban nhân dân.

Đáp án: B

Câu 8: Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp được gọi là?

A. Chính phủ.

B. Tòa án nhân dân.

C. Viện Kiểm sát.

D. Ủy ban nhân dân.

Đáp án: B

Câu 9: Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm?

A. Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp.

B. Chính phủ và Quốc hội.

C. Chính phủ và Viện kiểm sát.

D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Đáp án: D

Câu 10: Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân đó là?

A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

B. Chính phủ và Quốc hội.

C. Chính phủ và Viện kiểm sát.

D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Đáp án: A

Câu 11: Nước ta đổi tên thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm nào?

A. 1945

B. 1954

C. 1975

D. 1976

Đáp án: D

Câu 12: Ai là chủ tịch nước đầu tiên của nước ta

A. Phạm Văn Đồng

B. Tôn Đức Thắng

C. Hồ Chí Minh

D. Trường Chinh

Đáp án: C

Câu 13: Trách nhiệm công dân với đất nước

A. Giám sát góp ý vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.

B. Thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.

C. Giúp cán bộ nhà nước thi hành nhiệm vụ.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 14: Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây trẻ em đều trở thành công dân Việt Nam

A. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam

B. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.

C. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 15: Quyền của công dân không bao gồm:

A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào

B. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

C. Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe

D. Tự do đi lại, cư trú

Đáp án: B

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 17. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
25
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết GDCD 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm