Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 2: Trung thực theo CV 5512
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 2: Trung thực được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực, biết tự kiểm tra, điều chỉnh hành vi của mình để có biện pháp RL tính trung thực.
3. Thái độ: Quý trọng, ủng hộ việc làm trung thực và phê phán những việc làm thiếu trung thực
4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.
II. Chuẩn bị:
GV: KHBH, tranh, ảnh, tình huống, giấy khổ lớn.
HS: Xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức | - Dạy học dự án - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập | - Dạy học theo nhóm - Đóng vai | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
D. Hoạt động vận dụng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
2. Tổ chức các hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đức tính trung thực
Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân
Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
- GV cung cấp bảng phụ có nội dung:
Trong những hành vi sau hành vi nào sai:
- Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
- Giờ kiểm tra bài cũ giả vờ đau bụng xin ra ngoài.
- Xin tiền học để chơi điện tử.
- Ngủ dậy muộn đi học trễ bịa lí do không chính đáng.....
- Học sinh tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình
- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn
- Dự kiến sản phẩm: tất cả các hành vi đều sai
*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc/sgk 1. Mục tiêu: Hs hiểu được đức tính giản dị của Bác Hồ 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân. Cặp đôi - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm cặp đôi 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu HS: Đọc truyện / sgk GV: Nêu câu hỏi: 1. Mi-ken-lăng-giơ có thái độ ntn trước những việc làm của Bramantơ? 2. Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy? 3. Điều đó chứng tỏ ông là người ntn? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm 1. Ông rất oán hận Bramantơ vì luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng, hại đến sự nghiệp của ông. -Nhưng ông vẫn công khai đánh giá rất cao Bramantơ và khẳng định “Với tư cách là.... sánh bằng” 2. Vì ông là người thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc. 3. Trung thực trọng công lý. *Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học 1. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm, ý nghĩa của đức tính trung thực. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ Thế nào là trung thực? GV chia lớp 2 nhóm cho HS thảo luận N1. Tìm biểu hiện của trung thực trong học tập? N2. Tìm biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm: N1: - Ngay thẳng, không gian dối đối với thầy cô. - Không nhìn bài bạn - Không lấy đồ dùng học tập của bạn N2: - Không nói xấu, đổ lỗi cho người khác. *Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân. Rút ra nội dung bài học |
1. Truyện đọc: «Sự công minh, chính trực của một nhân tài » SGK/6.
2. Nội dung bài học a. Trung thực - Luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. *./ Biểu hiện: Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. b. Ý nghĩa: - Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá. - Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập
Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá
Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn hs luyện tập Bài 1 (SGK) Bài 2 (SGK) | 3. Bài tập: Bài 1: 4, 5, 6 thể hiện tính trung thực. Bài 2: Việc làm của người thầy thuốc xuất phát từ tấm lòng nhân đạo, luôn mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực hy vọng chiến thắng bệnh tật. - Việc làm của Hoa xa hoa, lãng phí, không phù hợp với điều kiện của bản thân. |
- Học sinh tiếp nhận…
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém
- Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm,
Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs
Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Nêu biểu hiện hành vi thiếu trung thực?
- Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo ntn?
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm:
- Dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lý.
- Không phải điều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói, không phải nghĩ gì là nói.
- Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực.
- Che dấu sự thật có lợi cho XH: Bác sĩ không nói thật bệnh tật của bệnh nhân, nói dối kẻ địch, kẻ xấu...
*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Kể câu chuyện về tấm gương trung thực xung quanh em hoặc qua báo chí?
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
Giáo án môn GDCD lớp 7
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực, biết tự kiểm tra, điều chỉnh hành vi của mình để có biện pháp RL tính trung thực.
1. Thái độ: Quý trọng, ủng hộ việc làm trung thực và phê phán những việc làm thiếu trung thực
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, SBT GDCD 7, tấm gương có liên quan.
- HS: Xem trước nội dung bài học: Tấm gương có liên quan.
III: Các hoạt động dạy hoc chủ yếu
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là sống giản dị? cho ví dụ?
Giản dị có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Cần rèn luyện như thế nào?
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Trong những hành vi sau hành vi nào sai:
- Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
- Giờ kiểm tra bài cũ giả vờ đau bụng xin ra ngoài.
- Xin tiền học để chơi điện tử.
- Ngủ dậy muộn đi học trễ bịa lí do không chính đáng.....
GV cho hs trả lời tập thể sau đó dẫn dắt vào bài.
Triển khai bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
* Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc: GV: Gọi HS đọc truyện GV: Mi-ken-lăng-giơ có thái độ ntn trước những việc làm của Bramantơ? HS: GV: Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy? GV: Điều đó chứng tỏ ông là người ntn? GV kết luận: Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân. * Hoạt động 2: Rút ra nội dung bài học. GV:Trung thực là gì? biểu hiện? ý nghĩa ? HS trả lời: GV kết luận: * Hoạt động 3 Luyện tập Bài 1 (SGK) HS trả lời Bài 2 (SGK) GV chốt lại | I. Truyện đoc. *Ông rất oán hận Bramantơ vì luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng, hại đến sự nghiệp của ông. -Nhưng ông vẫn công khai đánh giá rất cao Bramantơ và khẳng định “Với tư cách là.… sánh bằng” Giới thiệu bài Vì ông là người thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc. II.Nội dung bài học 1. Thế nào là trung thực? - Luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. 2. Biểu hiện: - Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 3.Ý nghĩa: - Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá. - Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng. 4. Cách rèn luyện: HS tự nêu. III. Bài tập: Bài 1: 4, 5, 6 thể hiện tính trung thực. Bài 2: Việc làm của người thầy thuốc xuất phát từ tấm lòng nhân đạo, luôn mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực hy vọng chiến thắng bệnh tật. |
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc lại NDBH.
- Giải thích tục ngữ, danh ngôn ở SGK.
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập d, đ SGK/8.
- Xem trước bài 3.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về trung thực.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 2: Trung thực theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới