Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

A. Tóm tắt bài trung thực

1. Truyện đọc

+ Sự công minh, chính trực của một nhân tài

+ Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp.

+ Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nổi tiếng lấn át mình.

+ Oán hận, tức giận.

+ Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.

+ Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc.

+ Ông là người trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực.

2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che dấu hoặc làm sai lệch sự thật

b. Biểu hiện của tính trung thực

+ Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...)

+ Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.

+ Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.

+ Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí

c. Ý nghĩa

+ Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng

+ Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội

B. Trắc nghiệm bài trung thực

Câu 1: Sếch – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì?

A. Đức tính thật thà.

B. Đức tính khiêm tốn.

C. Đức tính tiết kiệm.

D. Đức tính trung thực.

Đáp án: D

Câu 2: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực.

D. Khiêm tốn.

Đáp án: C

Câu 3: Biểu hiện của đức tính trung thực là?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Biểu hiện của không trung thực là?

A. Giả vờ ốm để không phải đi học.

B. Nói dối mẹ để đi chơi game.

C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào?

A. Đức tính thật thà.

B. Đức tính khiêm tốn.

C. Đức tính tiết kiệm.

D. Đức tính trung thực.

Đáp án: D

Câu 6: Đối lập với trung thực là?

A. Giả dối.

B. Tiết kiệm.

C. Chăm chỉ.

D. Khiêm tốn.

Đáp án: A

Câu 7: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.

B. Mang tiền về cho bố mẹ.

C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.

D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

Đáp án: C

Câu 8: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Coi như không biết.

B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.

C. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật.

D. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

Đáp án: D

Câu 9: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.

B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?

A. Xa hoa, lãng phí.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Đáp án: D

Câu 11: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?

A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.

B. Chỉ cần trung thực với cấp trên

C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật

D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.

Đáp án: D

Câu 12: Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế nào là trung thực: "Trung thực là luôn tôn trọng............. , tôn trọng chân lí,......; sống ngay thẳng,................và dám ....................... nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm".

A. Tôn trọng lẽ phải, sự thật, thật thà, dũng cảm

B. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, dũng cảm

C. Tôn trọng sự thật, điều đúng đắn, thật thà, đứng ra

D. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, đứng ra

Đáp án: D

Câu 13: Ý nghĩa của bài thơ:

Ai ơi! giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

Xin đừng làm, nói đơn sai

Tin mình đừng sợ những lời dèm pha

Anh em một họ một nhà

Thương nhau chân thật đường xa cũng gần

A. Tính trung thực

B. Tính tự chủ

C. Yêu thương con người

D. Tình anh em

Đáp án: A

Câu 14: Ca dao tục ngữ thể hiện tính trung thực

A. Cây ngay không sợ chết đứng

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành

C. Người gian thì sợ người ngay

Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo

D. A, B, C đúng

Đáp án: D

Câu 15: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực.

A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra

B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi

C. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn

D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất

Đáp án: C

Câu 16: Đối lập với trung thực là?

A. Giả dối.

B. Tiết kiệm.

C. Chăm chỉ.

D. Khiêm tốn.

Đáp án: A

Câu 17: Những tình huống nào sau đây cần thể hiện đức tính trung thực

A. Thấy bạn quay bài trong giờ kiểm tra

B. A là một cô bé 10 tuổi xinh xắn, nay A được mẹ đưa đi khám định kỳ sức khỏe thì bác sĩ đã phát hiện ra tế bào ung thư máu ác tính, mẹ A đã không nói với A

C. Hôm nay có buổi học thêm phụ đạo buổi tối, K đã không đi học và đi chơi game

D. A, C đúng

Đáp án: D

Câu 18: Điền vào chỗ trống Người có những hành vi ..........thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay: Tham ô, tham nhũng

A. Trung thực

B. Thiếu tự trọng

C. Thiếu lý tưởng

D. Thiếu trung thực

Đáp án: D

Câu 19: Điền từ vào chỗ trống ............ là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực

A. Thiếu trung thực

B. Dối trá và lừa lọc

C. Kiêu ngạo

D. Tự ti

Đáp án: B

Câu 20: Bạn Đức trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn Đức thể hiện điều gì?

A. Đức là người rất trung thực

B. Đức là người có đức tính tiết kiệm

C. Đức là người biết tiết kiệm

D. Đức là người có lòng tự trọng

Đáp án: A

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
30
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết GDCD 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm