Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa theo CV 5512 (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 7: Đoàn kết tương trợ
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 8: Khoan dung
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 2)
Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS kể được những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa. Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
- Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.
2. Kĩ năng: Biết phân biệt các biểu hiện đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.
3. Thái độ:
- Coi trọng danh hiệu văn hóa gia đình.
Tích hợp pháp luật : Luật hôn nhân gia đình năm 2000 sửa đổi năm 2010
4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn + SGK, SGV 7
Học sinh: Chuẩn bị bài + SGK 7
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Trực quan | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức | - Dạy học dự án - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập | - Dạy học theo nhóm | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
D. Hoạt động vận dụng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
2. Tổ chức các hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS
Phương thức thực hiện:
- Hoạt động chung cả lớp, cá nhân
Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS quan sát tranh về một gia đình bố mẹ và 2 con, mỗi người một việc.
- Học sinh tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình
- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn
- Dự kiến sản phẩm: HS nêu nhận xét
*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học… sau đó vào bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc. 1. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu truyện. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân. - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ GV: Gọi HS đọc truyện . GV nêu câu hỏi: C1: Gia đình cô Hòa có bao nhiêu người? thuộc quy mô gia đình lớn hay nhỏ? C2: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa? C3: Hãy nêu những thành tích mà gia đình cô Hòa đã đạt được? C4: Gia đình cô Hòa đã đối xử ntn với bà con hàng xóm?. C5: Gia đình cô Hòa đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân chưa? Nêu các chi tiết cụ thể? C6: Qua phân tích truyện đọc, em thấy gia đình cô Hòa đã đạt gia đình văn hóa chưa? Thái độ của em với gia đình cô? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs C1: 3 người, thuộc mô hình gia đình hai thế hệ C2: HS - Gia đình đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc. - Mọi người luôn quan tâm, chia sẻ với nhau. - Đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. C3: HS:- Cô chú là chiến sĩ thi đua. - Tú là học sinh giỏi C4: HS- Luôn quan tâm, ai ốm đau, bệnh tật đều được cô chú giúp đỡ. C5: - Tích cực xây dựng nếp sống văn hóa.Gương mẫu đi đầu vận động bà con làm vệ sinh môi trường, và phòng chống tệ nạn xã hội. C6: Gia đình cô Hòa là 1 gia đình văn hóa tiêu biểu em thực sự cảm phục, kính trọng và yêu quý. *Báo cáo kết quả: cá nhân hs báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: Vậy gia đình cô Hòa không những thực hiện tốt KHHGĐ, xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc; mọi người trong gia đình biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau ngoài gia đình cô chú còn thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân trong công việc và đoàn kết giúp đỡ xóm làng ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học 1. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm ,tiêu chuẩn của gia đình văn hóa. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm - Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ GV: Thế nào là gia đình văn hoá? GV: Các em ạ việc xây dựng một gia đình văn hóa đều có cơ sở của nó để hiểu được giá trị một gia đình văn hóa Hiến pháp nước ta đã quy định cụ thể thành văn bản luật: Luật hôn nhân gia đình Điều 1. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi năm 2010 Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Vậy các em đã nhận thức được tầm quan trọng của gia đình mình. GV: Gia đình em đã đạt những tiêu chuẩn nào? những tiêu chuẩn nào chưa đạt vì sao? HS: Chưa thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm: HS: Lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho một gia đình văn hóa ở địa phương em.. *Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng | 1. Truyện đọc: “Một gia đình văn hóa”.
2. Nội dung bài học. a. Gia đình văn hóa Là gia đình: - Hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ. - Thực hiện kế hoạch hoá gia đình. - Đoàn kết với xòm giềng. - Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. */ Tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa - Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. - Lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định. - Thực hiện bảo vệ môi trường . - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Hoạt động từ thiện. -Tránh xa và bài trừ tệ nạn xã hội. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập
Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá
Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn hs làm Bài b (SGK): HS : GV : Bổ sung, kết luận | 3.Bài tập. Bài b. HS nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình. - Gia đình thứ nhất là gia đình văn hóa. - Gia đình 2, 3 là gia đình chưa thực hiện được nếp sống văn hóa làm ảnh hưởng tới người xung quanh, công đồng xã hội |
- Học sinh tiếp nhận…
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém
- Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn
Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, vấn đáp, thảo luận…
Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs
Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
GV : Tổ chức cho HS thảo luận.
Hãy nêu các tiêu chuẩn cụ thể về xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương em?
HS : Thảo luận.
GV : Bổ sung, kết luận.
Làm rõ mqh giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong gia đình.
GV: Đưa ra một số mô hình gia đình sau.
*Gia đình không giàu nhưng mọi người thương yêu nhau, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, con cái ngoan ngoãn.
*Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu, con cái hư hỏng.
*Gia đình bất hòa thiếu nề nếp.
GV: Hãy nhận xét 3 mô hình gia đình nói trên.
HS:
GV: Chốt lại.
Nói đến gia đình văn hóa trước hết là nói đến đời sống văn hóa tinh thần như thương yêu quý trọng nhau... nhưng để có đời sống tinh thần lành mạnh, không thể không có cơ sở của nó là đời sống vật chất.
Vì vậy để xây dựng gia đình văn hóa mọi người cần phải tích cực lao động nâng cao mức sống gia đình.
Giữa đời sống vật chất và tinh thần có mqh chặt chẽ với nhau, nhưng đời sống tinh thần vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm: hs trả lời
*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Tìm câu ca dao hay tục ngữ hoặc kể tấm gương về tình cảm gia đình nơi em ở.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
Giáo án môn GDCD lớp 7
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu gia đình văn hóa là gì? Muốn xây dựng gia đình văn hóa phải đạt được những tiêu chuẩn nào?
2. Kĩ năng: HS biết thực hiện tốt bổn phận của mình trong gia đình và biết giữ gìn danh dự cho gia đình.
3. Thái độ: HS có tình cảm, yêu thương, gắn bó, mong muốn xây dựng gia đình văn hóa.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, SBT GDCD 7, tranh ảnh....
- HS: Xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là khoan dung? Ý nghĩa? Cho ví dụ?
3. Bài mới.
Đặt vấn đề: GV cho HS quan sát tranh ,yêu cầu HS nêu nhận xét sau đó vào bài.
Triển khai bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
*Hoạt động 1 Khai thác nội dung truyện đọc. GV: Gọi HS đọc truyện. GV: Gia đình cô Hòa có bao nhiêu người? thuộc quy mô gia đình lớn hay nhỏ? GV: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa? HS: GV: Hãy nêu những thành tích mà gia đình cô Hòa đã đạt được? HS: GV: Gia đình cô Hòa đã đối xử ntn với bà con hàng xóm? HS: GV: Gia đình cô Hòa đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân chưa? Nêu các chi tiết cụ thể? HS: GV: Qua phân tích truyện đọc, em thấy gia đình cô Hòa đã đạt gia đình văn hóa chưa? HS: GV: Chốt lại. *Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Thế nào là gia đình văn hoá? HS: Lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho khái niệm. GV: Gia đình em đã đạt những tiêu chuẩn nào? những tiêu chuẩn nào chưa đạt vì sao? HS: Chưa thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. GV: Tổ chức cho HS thảo luận. Hãy nêu các tiêu chuẩn cụ thể về xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương em? HS: Thảo luận. GV: Bổ sung, kết luận. *Hoạt động 3 Làm rõ mqh giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong gia đình. GV: Đưa ra một số mô hình gia đình sau. *Gia đình không giàu nhưng mọi người thương yêu nhau, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, con cái ngoan ngoãn. *Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu, con cái hư hỏng. *Gia đình bất hòa thiếu nề nếp. GV: Hãy nhận xét 3 mô hình gia đình nói trên. HS: GV: Chốt lại. * Hoạt động 4 Luyện tập Bài b (SGK): HS: GV: Bổ sung, kết luận. | I.Truyện đọc: “Một gia đình văn hoá”. - 3 người, thuộc mô hình gia đình hai thế hệ. - Gia đình đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc. - Mọi người luôn quan tâm, chia sẻ với nhau. - Đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. - Cô chú là chiến sĩ thi đua. - Tú là học sinh giỏi. - Luôn quan tâm, ai ốm đau, bệnh tật đều được cô chú giúp đỡ. - Tích cực xây dựng nếp sống văn hóa. Gương mẫu đi đầu vận động bà con làm vệ sinh môi trường, và phòng chống tệ nạn xã hội. - Gia đình cô Hòa là 1 gia đình văn hóa tiêu biểu. II. Nội dung bài học 1. Gia đình văn hoá là gì? Là gia đình: - Hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ. - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Đoàn kết với hàng xóm. - Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. - Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. - Lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định. - Thực hiện bảo vệ môi trường. - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Hoạt động từ thiện. -Tránh xa và bài trừ tệ nạn xã hội. III. Bài tập. Bài b. HS nhận xét về đời sống VC-TT của các loại gia đình. |
4. Củng cố: Những tiêu chí cơ bản để xây dựng gia đình văn hoá là gì?
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập c SGK/26.
- Xem trước nội dung còn lại của bài.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa theo CV 5512 (tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới