Giáo án Khoa học 4 bài 30: Làm thế nào để biết có không khí?

Giáo án Khoa học 4 bài 30

Giáo án Khoa học 4 bài 30: Làm thế nào để biết có không khí? được biên soạn bởi các giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm giảng dạy sẽ là tài liệu bổ ích dành cho các thầy cô tham khảo xây dựng giáo án điện tử lớp 4, giáo án môn Khoa học 4 của mình sinh động và phong phú hơn để hướng dẫn học sinh tiếp thu bài học đạt hiểu quả cao.

Khoa học

Tiết 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?

A. MỤC TIÊU:

  • Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
  • Phát biểu định nghĩa về khí quyển.

* GDBVMT: GDBVMT: Liên hệ / bộ phận

Cho HS biết được không khí có khắp mọi nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của các vật vì vậy chúng ta cần bảo vệ nguồn không khí trong lành.

B. CHUẨN BỊ:

  • GV
    • Hình trang 62, 63 SGK.
    • Phiếu, bút màu đủ cho mỗi HS.
    • Các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni-lông to, dây thun, kim khâu, chậu thủy tinh, chai không, một miếng bọt biển.
  • HS: Sưu tầm tư liệu về vai trò của không khí.

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”

b. Tiết cũ: 4-5’ Tiết kiệm nước. Nêu lại ghi nhớ tiết học trước.

c. Tiết mới: 25-27’

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Giới thiệu Tiết: Làm thế nào để biết có không khí?

2.Các hoạt động:

Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh chúng ta.

- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.

- Đi tới các nhóm giúp đỡ.

Tiểu kết: HS phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật.

Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí ở quanh mọi vật.

- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.

- Đi tới các nhóm giúp đỡ.

- Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí

Tiểu kết: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của các vật.

* GDBVMT: Cho HS biết được không khí có khắp mọi nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của các vật vì vậy chúng ta cần bảo vệ nguồn không khí trong lành.

Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí.

- Lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:

+ Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?

+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chỗ rỗng của mọi vật.

Tiểu kết: HS phát biểu định nghĩa về khí quyển; kể ra những sự tồn tại của không khí.

Hoạt động lớp, nhóm.

- Đọc mục thực hành SGK để biết cách làm.

- Làm thí nghiệm theo các bước:

+ Thảo luận và đưa ra giả thiết: Xung quanh ta có không khí.

+ Làm thí nghiệm chứng minh như hướng dẫn SGK.

+ Thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta.

Hoạt động lớp, cá nhân.

- Đọc mục thực hành SGK để biết cách làm.

- Làm thí nghiệm theo nhóm:

+ Thảo luận, đặt ra các câu hỏi:

Trong túi ny lông có không khí không?

Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì?

Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì?

+ Làm thí nghiệm chứng minh như hướng dẫn SGK.

+ Thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên.

Hoạt động lớp

- Quan sát hình 5 / 63 nêu khái niệm về khí quyển

- Phát biểu.

3. Củng cố: (3’)

  • Đọc mục bạn cần biết.
  • Giáo dục HS có ý thức nhận biết không khí hiện diện quanh ta.

4. Nhận xét - Dặn dò: (1’)

  • Nhận xét lớp.
  • Nhắc nhở xem lại Tiết, thực hành nhận biết không khí hiện diện quanh ta.
Đánh giá bài viết
1 3.526
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Khoa học 4

    Xem thêm