Giáo án Khoa học 4 bài 31: Không khí có những tính chất gì?
Giáo án Khoa học 4 bài 31
Giáo án Khoa học 4 bài 31: Không khí có những tính chất gì? được biên soạn bởi các giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm giảng dạy sẽ là tài liệu bổ ích dành cho các thầy cô tham khảo xây dựng giáo án điện tử lớp 4, giáo án môn Khoa học 4 của mình sinh động và phong phú hơn để hướng dẫn học sinh tiếp thu bài học đạt hiểu quả cao.
Tham khảo: Giáo án Khoa học lớp 4 trọn bộ
Giáo án Khoa học 4 bài 30: Làm thế nào để biết có không khí?
Giáo án Khoa học 4 bài 32: Không khí gồm những thành phần nào?
KHOA HỌC
Tiết 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- KT: Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- KN: Nêu được ứng dụng về một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, ...
- TĐ: Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung. Giáo dục HS BVMT theo hướng tích hợp mức độ liên hệ.
- GDMT: Liên hệ / Bộ phận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS chuẩn bị bóng bay và dây thun hoặc chỉ để buộc.
- GV chuẩn bị: Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, 1 lọ nước hoa hay xà bông thơm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ổn định lớp: 1-2’ 2. Kiểm tra Tiết cũ: 4-5’ - Gọi 2 HS lên bảng. ? Không khí có ở đâu? Lấy ví dụ chứng minh? ? Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển? - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Dạy Tiết mới: a) Giới thiệu Tiết. Ghi bảng b) Hoạt động 1: Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. - GV giơ cho cả lớp quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi. Trong cốc có chứa gì? - Y/c 3 HS lên bảng thực hiện: sờ, ngửi, nhìn nếm trong chiếc cốc và lần lượt TLCH: + Em nhìn thấy gì? Vì sao? + Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm thấy có vị gì? - GV xịt nước hoa: Em ngửi thấy mùi gì? + Đó có phải là mùi của không khí không? - GV giải thích: Vậy không khí có tính chất gì? - GV nhận xét và kết luận câu trả lời của HS. * Hoạt động 2: Trò chơi: Thi thổi bóng. GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 đến 5 phút. - GV nhận xét, tuyên dương những tổ thổi nhanh, có nhiều bóng bay đủ màu sắc, hình dạng. 1) Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên? 2) Các quả bóng này có hình dạng như thế nào? 3) Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không? Vì sao? * Kết luận. * Hoạt động 3: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. - GV có thể dùng hình minh hoạ 2 trang 65 hoặc dùng bơm tiêm thật để mô tả lại thí nghiệm. + Dùng ngón tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm và hỏi: Trong chiếc bơm tiêm này có chứa gì? + Khi dùng ngón tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm còn có chứa đầy không khí không? - Lúc này không khí vẫn còn và nó đã bị nén lại dưới sức nén của thân bơm. + Khi thả tay ra, thân bơm trở về vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì? - Lúc này không khí đã giãn ra ở vị trí ban đầu. - Qua thí nghiệm này các em thấy không khí có tính chất gì? - GV ghi nhanh câu trả lời của HS lên bảng. - GV tổ chức hoạt động nhóm. - Phát cho mỗi nhóm nhỏ một chiếc bơm tiêm hoặc chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm quan sát và thực hành bơm một quả bóng. - Các nhóm thực hành làm và trả lời: + Tác động lên bơm như thế nào để biết không khí bị nén lại hoặc giãn ra? - Kết luận: Không khí có tính chất gì? - Không khí ở xung quanh ta. Vậy để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì? GDBVMT qua các câu hỏi. Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên 3. Củng cố- dặn dò: 2-3’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. | - 2 HS trả lời, - HS lắng nghe. - HS cả lớp. - HS dùng các giác quan để phát hiện ra tình chất của không khí. + Mắt em không nhìn ..., không có vị. + Em ngửi thấy mùi thơm. + Đó không phải là ... có trong không khí. - HS lắng nghe. - Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. - HS hoạt động. - HS cùng thổi bóng, buộc bóng theo tổ. - Trả lời. - HS cả lớp. - HS quan sát, lắng nghe và trả lời. - Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. - HS cả lớp. - HS nhận đồ dùng học tập và làm theo hướng dẫn của GV. - HS giải thích - HS cả lớp, trả lời |