Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 5: Châu Phi và các nước Mĩ La tinh

Giáo án môn Lịch sử lớp 11

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 5: Châu Phi và các nước Mĩ La tinh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

  • Nêu được những nét chính về châu Phi, khu vực Mĩ Latinh trước khi bị xâm lược.
  • Hiểu được quá trình các nước ĐQ xâm lược và chế độ thực dân ở CP, Mĩ Latinh.
  • Trình bày được PTĐTGĐL của nhân dân châu Phi, Mĩ Latinh cuối XIX đầu XX.

2. Về kĩ năng:

Nâng cao kỹ năng học tập bộ môn, biết liên hệ kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống hiện nay, phân tích tài liệu, sự kiện rút ra kết luận.

3. Về tư tưởng:

Giáo dục thái độ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, Mĩ Latinh, lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế.

II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. GV: - Bản đồ châu Phi, bản đồ Mĩ Latinh, tranh ảnh, tài liệu có liên quan.

2. HS: SGK, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Giải thích vì sao trong khu vực ĐNA, Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?

3. Vào bài mới:

Nếu thế kỉ XVIII thế giới chứng kiến sự thắng thế của CNTB đối với CĐPK, thì thế kỉ XIX là thế kỉ tăng cường xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản Âu - Mĩ. Cũng như châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh không tránh khỏi cơn lốc xâm lược đó. Để hiểu được chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thống trị châu Phi như thế nào, nhân dân các dân tộc ở đây đã đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

4. Vào bài mới:

Hoạt động của GV - HS

KTCB

Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân

- Mục tiêu: tìm hiểu tình hình châu Phi, quá trình châu Phi bị CNTD xâm lược.

GV dùng lược đồ để giới thiệu khái quát về địa lí, LSVH, KT, CT của các nước châu Phi.

- GV chia lớp làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Vì sao các nước tư bản lại xâm lược châu Phi?

+ Nhóm 2: GV yêu cầu HS đọc SGK + lược đồ châu Phi để trình bày về quá trình các nước TB xâm lược châu Phi.

+ Nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc SGK + lược đồ châu Phi để trình bày các phong trào đấu tranh tiêu biểu.

- Em hãy nhận xét PTĐT chống xâm lược của nhân dân Châu Phi (đặc điểm)? Vì sao PTĐT chống xâm lược của nhân dân CP đa số đều bị thất bại?

Hoạt động 2: Tập thể - cá nhân

- Mục tiêu: tìm hiểu về phong trào đấu tranh ở khu vực MLT.

- GV dùng lược đồ khu vực Mĩ Latinh giới thiệu khái quát về địa lí của khu vực.

(?) Chính sách thống trị của các nước đế quốc ở khu vực Mĩ Latinh?

(?) Tác động của những chính sách thống trị đó?

(?) Tình hình khu vực Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?

(?) Những chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh? Mục đích của những chính sách đó?

1. Châu Phi

- Nguyên nhân xâm lược:

+ Có vị trí chiến lược quan trọng

+ Thị trường rộng lớn, nhân công rẻ mạt

+ Tài nguyên phong phú...

* Các cuộc đấu tranh:

- Nguyên nhân đấu tranh: do ách thống trị hà khắc của CNTD.

- Các phong trào tiêu biểu:

+ 1830-1847: cuộc đấu tranh của áp-đen-ca-đe (An-giê-ri) đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ 1879-1882: Ai Cập thành lập tổ chức “Ai Cập trẻ” chống lại các nước ĐQ.

+ 1889: Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a đấu tranh chống Italia giành thắng lợi.

- Kết quả: Thất bại (trừ Êtiôpia).

- Nguyên nhân thất bại: Do trình độ tổ chức thấp; chênh lệnh lực lượng.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho PTĐT ở giai đoạn sau.

2. Khu vực Mĩ Latinh

- Thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước MLT lần lượt bị biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Dưới ách thống trị hà khắc của TD nhân dân MLT đã đứng lên đấu tranh.

* Thắng lợi tiêu biểu:

- 1804: Hai-ti giành độc lập, cỗ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh ở khu vực.

- 1811: Pa-ra-goay độc lập.

- 1816: Ác-hen-ti-na.

- 1821: Mê-hi-cô.

- Sau khi giành độc lập các nước Mĩ La-tinh, có bước tiến bộ về kinh tế xã hội xong họ phải tiếp tục đấu tranh chống lại sự bành trướng của Mĩ ở khu vực này.

- Chính sách bành trướng của Mĩ:

+ Đưa ra học thuyết Mơnrô (1823) “Châu Mĩ của người châu Mĩ”, thành lập tổ chức “Liên Mĩ”.

+ Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ Latinh.

+ Đầu thế kỉ XX, Mĩ áp dụng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la”.

=> Mĩ Latinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

5. Củng cố, dặn dò:

  • Giáo viên khái quát lại quá trình xâm lược của các nước đế quốc và cuộc đấu tranh chống thực dân tiêu biểu của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
  • Chính sách bành trướng của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh và đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở đây.
  • HS học bài cũ, làm câu hỏi bài tập SGK, đọc trước bài mới.

Tài liệu liên quan đến Lịch sử lớp 11 bài 5:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 11

    Xem thêm