Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 12: Bài 2 - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991) Liên bang Nga (1991-2000)

VnDoc gửi tới quý thầy cô Giáo án Lịch sử lớp 12: Bài 2 - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên bang Nga (1991-2000). Bài 2 Lịch sử 7 sẽ được phân bổ dạy vào tiết 2 và tiết 3 trong phân phối chương trình học môn Sử lớp 12. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, lên kế hoạch soạn bài phù hợp với phân bổ chương trình học trong năm 2021 - 2022. Sau đây mời thầy cô tham khảo tải về chi tiết.

TIẾT 2-BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991).
LIÊN BANG NGA (1991-2000).

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:

Kiến thức:

  • Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa 1970 và ý nghĩa của những thành tựu đó.

Kĩ năng:

  • Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh và rút ra nhận xét.
  • Biết so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng về các giai đoạn lịch sử giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.

Thái độ:

- Học sinh khâm phục những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô và các nước Đông Âu; hiểu được vai trò của Liên Xô đối với phong trào GPDT và công cuộc XD CNXH của các nước trên thế giới.

II. Đồ dùng và phương tiện dạy học

  • Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu.
  • Máy tính kết nối máy chiếu.
  • SGK, giáo án, bài tập trắc nghiệm cho HS.

III. Ổn định lớp

Ổn định lớp:

Kiểm tra bài cũ:

  • Câu hỏi: Trình bày những quyết định của Hội Nghị Ianta và rút ra nhận xét của em về những quyết định đó?
  • Đáp án:

* Những quyết định của Hội nghị:

  • Tiêu diệt tận gốc CNPX, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  • Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.
  • Thỏa thuận vị trí đóng quân để giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng.
    • Châu Âu: Liên Xô đóng quân ở Đông Đức, đông Béclin và Đông Âu. Mĩ-Anh-Pháp đóng quân ở Tây Đức, tây Béclin và Tây Âu.
    • Châu Á: Liên Xô tham gia chống Nhật, giữ nguyên hiện trạng của Mông Cổ; Liên xô đóng quân ở phía bắc vĩ tuyến 38 bán đảo Triểu Tiên, Mĩ đóng quân ở phía nam vĩ tuyến 38 bán đảo Triểu Tiên.

* Tác động: Hình thành khuân khổ trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứu 2 gọi là trật tự 2 cực Ianta.

IV. Thực hiện bài học mới

Vào bài mới:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Liên Xô như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

Nội dung bài mới:

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cơ bản cần nắm

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình Liên Xô khôi phục kinh tế từ 1945-1950.

- GV Đặt câu hỏi:

+ Sau CTTG2 Liên Xô gặp phải những khó khăn gì?

+ Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Liên Xô là gì?

+ Những kết quả mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn này?

- HS nghiên cứu SGK trả lời.

I-LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1945-GIỮA NHỮNG NĂM 70.

1-Liên Xô từ 1945-1950.

- Liên Xô bị chiến tranh thế giới thứ 2 tàn phá nặng nề và bị các nước TB bao vây.

- Biện pháp phục hồi: đề ra kế hoạch 5 năm 1946-1950 với nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Kết quả:

+ CN: tăng 73% so với trước chiến tranh.

+ NN: được phục hồi năm 1950.

+ KHKT: năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu những năm 70.

- GV hỏi: trong quá trình xây dựng CNXH Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì về:

+ Kinh tế.

+ Khoa học kĩ thuật (kết hợp hình 3 SGK).

+ Chính trị-xã hội.

+ Đối ngoại.

- HS nghiên cứu SGK trả lời.

2. Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỉ XX).

- Kinh tế: CN đứng thứ 2 thế giới (sau Mĩ), đứng đầu thế giới về CN vũ trụ và điện hạt nhân. NN tăng 16%.

- KHKT: 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, 1961 phóng tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo trái đất.

- Chính trị-xã hội: ổn định, trình độ học vấn cao, công nhân chiếm đa số.

- Đối ngoại: bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào GPDT, giúp đỡ các nước XHCN.

Hoạt động 3: Cá nhân.

- GV hướng dẫn HS về nhà đọc thêm: HS về nhà đọc SGK, trả lời câu hỏi bên dưới.

3 - Các nước Đông Âu.

Hoạt động 4: Thảo luận tập thể.

- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu ra các vấn đề định hướng để HS thảo luận tại lớp:

+ Các nước hợp tác với nhau trong những lĩnh vực nào?

+ Tại sao họ phải hợp tác?

+ Biểu hiện của sự hợp tác?

+ Vai trò của các tổ chức kinh tế, chính trị ở châu Âu.

- HS nghiên cứu SGK trả lời.

4. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCH ở Châu Âu.

Hoạt động 5: Cá nhân.

- GV yêu cầu HS đọc SGK Mục 1,2 và nêu ra các vấn đề định hướng:

+ Vì sao các nước lâm vào khủng hoảng?

+ Khi khủng hoảng các nước đã giải quyết như thế nào? Kết quả?

- HS nghiên cứu SGK trả lời.

II- LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1991.

1-Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô.

2- Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Đông Âu.

Củng cố, dặn dò:

Củng cố: GV củng cố lại KTCB của bài thông qua các câu hỏi trắc nghiệm (những câu hỏi này sẽ được chiếu trên máy chiếu hoặc phô tô phát cho HS).

Câu 1. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50-60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX

A. Đứng thứ nhất trên thế giới
B. Đứng thứ hai trên thế giới
C. Đứng thứ ba trên thế giới
D. Đứng thứ tư trên thế giới

Câu 2. Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ 1945 -1949
B. Từ 1946 -1950
C. Từ 1945 -1950
D. Từ năm 1946 -1949

Câu 3. Từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại:

A. hòa bình, trung lập, không liên kết.
B. bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
C. kiên quyết chống lại chính sách gây chiến của Mĩ.
D. bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước XHCN.

Câu 4. Liên Xô phóng con tàu đưa con người đầu tiên bay vào vũ trụ vào năm

A. Năm 1961
B. Năm 1960
C. Năm 1959
D. Năm 1957

Câu 5. Việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử năm 1949 có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô với Mĩ.
B. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
C. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nền khoa học-kĩ thuật Xô Viết.
D. Mĩ không còn đe dọa nhân dân thế giới bằng vũ khí nguyên tử.

Dặn dò: HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK, nghiên cứu trước nội dung tiếp theo của bài 2.

TIẾT 3-BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991). LIÊN BANG NGA (1991-2000).

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:

Kiến thức:

  • Phân tích được nguyên nhân tan rã chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, rút ra bài học cho Việt Nam.
  • Những nét chính về tình hình Liên Bang Nga từ (1991 - 2000).

Kĩ năng:

  • Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh và rút ra nhận xét.

Thái độ:

  • Học sinh hiểu được nguyên nhân tan rã cửa các nước này là do đã xây dựng mô hình CNXH chưa đúng đắn, chưa khoa học và chậm sửa chữa sai lầm. Qua đó, tiếp tục củng cố cho các em niềm tin vào CNXH, vào công cuộc xây dựng đất nước.

II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu.
  • Máy tính kết nối máy chiếu.
  • SGK, giáo án, bài tập trắc nghiệm cho HS.

III. ỔN ĐỊNH LỚP:

Ổn định lớp:

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Tên hs vắng

12A4

12A5

12A7

Kiểm tra bài cũ:

  • Câu hỏi: Trình bày những thành tựu Liên Xô đạt được trong quá trình xây dưng CNXH, em có nhận xét gì về những thành tựu này?
  • Đáp án:
    • Kinh tế: CN đứng thứ 2 thế giới (sau Mĩ), đứng đầu thế giới về CN vũ trụ và điện hạt nhân. NN tăng 16%.
    • KHKT: 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, 1961 phóng tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo trái đất.
    • Chính trị-xã hội: ổn định, trình độ học vấn cao, công nhân chiếm đa số.
    • Đối ngoại: bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào GPDT, giúp đỡ các nước XHCN.* - Nhận xét: nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế, thể hiện tính ưu việt của CNXH…

IV. THỰC HIỆN BÀI HỌC MỚI:

Vào bài mới:

Từ cuối những năm 70 Liên Xô lâm vào khủng hoảng và ngày càng nặng nề.Vậy nguyên nhân nào dẫn tới sự khủng hoảng, Liên Xô có vượt qua được cuộc khủng hoảng hay không, các em tiếp tục tìm hiểu tiết 2 của bài 2.

Nội dung bài mới:

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cơ bản cần nắm

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân tan dã của chế độ XHCN.

- GV Đặt câu hỏi:

Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

- HS nghiên cứu SGK trả lời.

- GV phân tích và nhấn mạnh: đây chỉ là sự sụp đổ của 1 mô hình CNXH chưa khoa học chứ không phải là sự sụp đổ của CNXH trên toàn thế giới.

II.

3-Nguyên nhân tan dã của chế độ XHCN.

- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí.

- Không bắt kịp bước phát triển của KHKT.

- Chậm cải tổ.

- Sự chống phá của các thế lực thù địch.

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu những năm 70.

- GV đặt vấn đề: sau khi Liên Xô tan dã, LBN là quốc gia kế tục. LBN được kế thừa các cơ quan ngoại giao và vị trí trong hội đồng thường trực bảo an LHQ. Sau đó đặt câu hỏi:

Vậy nền kinh tế của LBN phát triển như thế nào? Em hãy trình bày tình hình chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của LBN?

- HS nghiên cứu SGK trả lời.

II-LIÊN BANG NGA TỪ 1991-2000.

- Kinh tế: trước 1996 tăng trưởng âm, từ 1996 phục hồi và phát triển.

- Chính trị-xã hội: 1993 ban hành hiến pháp với chế độ tổng thống liên bang.

- Đối ngoại: định hướng Âu Á, một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục mối quan hệ với các nước châu Á.

Củng cố, dặn dò:

- Củng cố: GV củng cố lại KTCB của bài thông qua các câu hỏi trắc nghiệm (những câu hỏi này sẽ được chiếu trên máy chiếu hoặc phô tô phát cho HS).

Câu 1.Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sựsụp đổ của chế độ XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu?

A. Do cuộc tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973
B. Do sai lầm về đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước Liên Xô
C. Do không theo kịp bước tiến về khoa học kỉ thuật tiên tiến
D. Do những sai phạm khi tiến hành cải tổ

Câu 2. Từ năm 1990-1995, kinh tế nước Nga có sự phát triển như thế nào?

A. Phát triển nhanh.
B. Tiếp tục suy thoái
C. phát triển chậm
D. Kinh tế phục hồi

Câu 3.Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy đinh nước Nga theo thể chế?

A. Tổng thống liên bang
B. Dân chủ tư sản
C. Quân chủ lập hiến
D. Xã hội chủ nghĩa

Câu 4. Trong những nguyên nhân sau đây, đâu là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sựsụp đổ của chế độ XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu?

A. Do tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng năm 1973
B. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
C. Do không theo kịp bước tiến về khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
D. Chậm cải tổ, khi tiến hành cải tổ phạm sai lầm về nhiều mặt.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
B. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
D. Do sự vươn lên mạnh mẽ của Mĩ, Tây Ây, Nhật Bản.

Dặn dò: HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK, nghiên cứu trước nội dung bài 3.

.........................

Trên đây là nội dung Giáo án Lịch sử lớp 12 Bài 2. Hy vọng đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, soạn giáo án Sử 12 theo từng bài một cách chi tiết, khoa học, phù hợp với nội dung phân phối chương trình học môn Lịch sử 12 năm học 2021 - 2022.

Ngoài tài liệu trên, mời các thầy cô tham khảo thêm các tài liệu Lịch sử 12, Giải bài tập Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch sử 12, Giải tập bản đồ Lịch sử 12 và các đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Mời các bạn tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 12

    Xem thêm