Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 12 bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

VnDoc gửi tới các bạn Lý thuyết Lịch sử 12 bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949). Tài liệu bao gồm lý thuyết được học trong bài 1 kèm câu hỏi trắc nghiệm, là tài liệu tham khảo hay giúp các em học sinh củng cố kiến thức môn Lịch sử 12, chuẩn bị cho các bài học trên lớp được tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 1

 Lý thuyết Lịch sử 12 bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ (Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô)

I. Hội nghị Ian-ta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc 

1. Hoàn cảnh lịch sử

  • Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
    • Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
    • Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
    • Việc phân chia thành quả chiến thắng.

⇒ Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh).

Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ( Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.

 Lý thuyết Lịch sử 12 bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

Yalta (I-an-ta)

2. Nội dung của hội nghị

  • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
  • Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
  • Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
  • Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á

Ở châu Âu:

  • Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.
  • Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
  • Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

Ở châu Á:

Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38

  • Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
  • Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

II. Sự thành lập liên hợp quốc

1. Sự thành lập

Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc → nhân dân thế giới có nguyện vọng chung sống, giữ gìn hòa bình.

  • Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mỹ), thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.
  • Ngày 24-10-1945 được coi là “Ngày Liên Hiệp Quốc". Trụ sở đặt tại Niu Ooc (Mỹ)

2. Mục đích

  • Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

3. Nguyên tắc hoạt động

  • Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
  • Không can thiệp vào nội bộ các nước.
  • Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
  • Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

4. Các cơ quan chính

Có 6 cơ quan chính

  • Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần.
  • Hội đồng bảo an: là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, hoạt động theo nguyên tắc nhất trí cao của 5 ủy viên thường trực là Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
  • Ban thư ký: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm.
  • Hội đồng kinh tế và xã hội: có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo xúc tiến việc hợp tác quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần của các dân tộc.
  • Hội đồng quản thác: giúp Đại hội đồng kiểm soát việc thi hành chế độ quản thác ở các lãnh thổ mà LHQ ủy quyền cho một số nước quản lý, nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho cho các lãnh thổ đó đủ khả năng tiến tới tự trị hoặc độc lập.
  • Tòa án quốc tế: là cơ quan tư pháp của LHQ, có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp giữa các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, có 15 thẩm phán quốc tịch khác nhau, nhiệm kỳ 9 năm.
  • Các tổ chức chuyên môn khác: Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, Hội đồng quản thác…

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949) 

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

5. Vai trò

  • Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.
  • Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… giữa các quốc gia thành viên.
  • Hiện nay, Liên hiệp quốc có 192 thành viên, Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệp quốc tháng 9/1977.

Các tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc hoạt động ở VN:

  • 20-9 -1977 VN gia nhập LHQ.
  • Các tổ chức LHQ hoạt động tại VN:
    • UNICEF: Quỹ Nhi Đồng LHQ.
    • UNESCO: Tổ chức Văn hóa- Khoa Học – Giáo dục LHQ.
    • WHO: Tổ chức Y tế thế giới.
    • FAO: Tổ chức Lương – Nông.
    • IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế.
    • IL O: Lao động quốc tế.
    • UPU: Bưu chính.
    • ICAO: Hàng không
    • IMO: Hàng hải.

Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã hình thành hai hệ thống - XHCN và TBCN.

a. Nước Đức

  • Tại Hội nghị Pốt xđam (7à8-1945), Liên Xô, Mỹ, Anh:
    • Thống nhất và hòa bình ở Đức
    • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
    • Thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh:
  • Trái với thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam, tháng 9/1949, Mỹ, Anh, Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng thành lập nước CHLB Đức.
  • Tháng 10.1949, với sự giúp đỡ của LX, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức thành lập Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức.

b. Các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu

  • Trong những năm 1945-1947, với sự giúp đỡ của LX, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách: xây dựng nhà nước Dân Chủ Nhân Dân, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ…
  • Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế(SEV) được thành lập đã tăng cường sự hợp tác giữa LX và các nước Đông Âu, từng bước hình thành các nước XHCN.CNXH trở thành hệ thống thế giới.

c. Các nước Tây Âu

  • Sau chiến tranh, Mỹ đã thực hiện “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (Còn gọi là kế hoạch Mác san) nhằm giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mỹ đối với các nước này nên kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng.
  • Như vậy, sau CTTG II, ở châu Âu đã hình thành thế đối lập cả về địa lý chính trị lẫn kinh tế giữa hai khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu tư bản chủ nghĩa
  • Như vậy, sau CTTG II, ở châu Âu đã hình thành thế đối lập cả về địa lý chính trị lẫn kinh tế giữa hai khối.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 1

Câu 1. Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là​

  1. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
  2. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  3. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  4. duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và hợp tác quốc tế. 

Câu 2. Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình” vì sao

  1. Nguyện vọng của nhân dân thế giới hiện nay là hòa bình.
  2. Mục tiêu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  3. Hòa bình là xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  4. Liên hợp quốc chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Câu 3. Theo thỏa thuận của Hội nghị Potdam (8/1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội nước nào?

  1. Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và Pháp ở phía Bắc vĩ tuyến 16.
  2. Pháp ở phía Nam vĩ tuyến 16, Liên Xô ở phía Bắc vĩ tuyến 16.
  3. Mĩ ở phía Nam vĩ tuyến 16 và Pháp ở phía Bắc vĩ tuyến 16.
  4. Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và Trung Hoa dân quốc ở phía Bắc vĩ tuyến 16.

Câu 4. Tổ chức Liên hợp quốc có vai trò như thế nào từ khi thành lập đến nay?​

  1. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  2. Giải quyết các tranh chấp quốc tế và xung đột khu vực.
  3. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa tất cả các nước.
  4. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế.

Câu 5. Vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là ​

  1. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
  2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
  3. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
  4. Phân chia việc chiếm đóng các nước phát xít.

Câu 6. Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, một hội nghị quốc tế lớn đã họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) để

  1. Thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc.
  2. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  3. Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
  4. Thỏa thuận việc đóng quân ở các nước mà phát xít chiếm đóng.

Câu 7. Mục đích thành lập của tổ chức Liên hợp quốc là​

  1. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
  2. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  3. Ngăn chặn các hoạt động gây chiến tranh.
  4. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 8. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào nhiệm kì nào?

  1. 2008 - 2009.
  2. 2009 - 2010.
  3. 2010 - 2011.
  4. 2011 - 2012.

Câu 9. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo An chỉ được thông qua với điều kiện nào?

  1. Phải được tất cả các thành viên tán thành.
  2. Phải có sự nhất trí của 5 nước lớn: Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
  3. Phải có 2/3 số thành viên tán thành.
  4. Phải có hơn một nửa số thành viên đồng ý.

Câu 10. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, vĩ tuyến 38 sẽ trở thành ranh giới chia cắt giữa

  1. Hai miền nước Nhật.
  2. Trung Quốc lục địa và Đài Loan.
  3. Hai miền nước Đức.
  4. Hai miền Triều Tiên.

Câu 11. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?

  1. Hội nghị Ianta.
  2. Hội nghị Xan Phranxixcô.
  3. Hội nghị Pốtxđam.
  4. Hội nghị Pari.

Câu 12. Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc là

  1. Hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
  2. Chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
  3. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
  4. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 13. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là​

  1. Thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng, chi phối mọi hoạt động.
  2. Thế giới được phân chia thành hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đối lập nhau.
  3. Được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
  4. Được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.

Câu 14. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô​ đã

  1. Cam kết cùng Mỹ quản lý nước Đức.
  2. Cam kết sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
  3. Hỗ trợ Mỹ về vũ khí để chống Nhật.
  4. Cùng Mỹ thành lập liên minh chống Nhật.

Câu 15. Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?

  1. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.
  2. Những thỏa thuận của ba cường quốc sau Hội nghị Ianta, sự phân chia đóng quân của các cường quốc.
  3. Những thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Hội nghị Ianta.
  4. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.

Câu 16. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là

  1. Tổ chức Thương mại Thế giới.
  2. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
  3. Ngân hàng Thế giới.
  4. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Câu 17. Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là

  1. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
  2. Hợp tác, bình đẳng dựa trên cơ sở các bên cùng có lợi.
  3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa các nước.
  4. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.

Câu 18. Bản Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc vì​

  1. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
  2. Nêu rõ mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
  3. Quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.
  4. Là cơ sở pháp lý để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 19. Hội nghị Ianta với những quyết định quan trọng đã đưa đến những hệ quả như thế nào trong quan hệ quốc tế?​

  1. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập.
  2. Chủ nghĩa phát xít ở Đức và Nhật Bản bị tiêu diệt tận gốc.
  3. Một trật tự thế giới mới được hình thành, gọi là trật tự hai cực Ianta.
  4. Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

Câu 20. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là

  1. Ngân hàng Thế giới.
  2. Quỹ Nhi đồng.
  3. Đại hội đồng.
  4. Tổ chức Y tế Thế giới

Câu 21. Tại sao này 24-10 hàng năm được gọi là “Ngày Liên hợp quốc”?​

  1. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
  2. Ngày thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
  3. Ngày 31-10-1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định chọn ngày này.
  4. Diễn ra Hội nghị quốc tế tại Xan Phranxixcô (Mĩ), tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.

Câu 22. Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định bộ máy tổ chức của Liên Hợp quốc gồm bao nhiêu cơ quan?

  1. Ba.
  2. Bốn.
  3. Năm.
  4. Sáu.

Câu 23. Việc phân chia khu vực chiếm đóng của các nước trong phe Đồng minh tại Hội nghị Ianta năm 1945 đối với các nước Đông Nam Á và Nam Á

  1. Thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.
  2. Do Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát.
  3. Vẫn thuộc phạm vi của các nước phương Tây.
  4. Tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân.

Câu 24. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 được tổ chức tại đâu?

  1. Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ).
  2. Tại I-an-ta (Liên Xô).
  3. Tại Pốt-xđam (Đức).
  4. Tại Luân Đôn (Anh).

Câu 25. Nhân vật nào không có mặt tại Hội nghị Ianta?

  1. Ru-dơ-ven.
  2. Đờ-Gôn.
  3. Sta-lin.
  4. Sớc-sin.

Câu 26. Mục đích của tổ chức Liên Hợp Quốc được nêu trong Hiến chương thành lập là gì?

  1. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát xít.
  2. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia.
  3. Giải quyết nạn đói cho châu Phi.
  4. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

Câu 27. Một trong những Nghị quyết của Hội nghị Ianta về kết thúc nhanh chóng chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất

  1. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
  2. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công tận sào huyệt của phát xít Đức ở Béclin.
  3. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
  4. Tiêu diệt mầm mống của chủ nghĩa phát xít.

Câu 28.  Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn như thế nào?

  1. Đã hoàn toàn kết thúc.
  2. Bước vào giai đoạn kết thúc.
  3. Đang diễn ra vô cùng ác liệt.
  4. Bùng nổ và ngày càng lan rộng.

Câu 29. Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng vùng lãnh thổ Tây Đức, Italia, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Liên Xô.
  2. Anh.
  3. Mĩ.
  4. Pháp.

Câu 30. Vấn đề không được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh để giải quyết trong Hội nghị Ianta là

  1. Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
  2. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
  3. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
  4. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

Câu 31. Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, lãnh thổ nào sau đây không nằm dưới sự chiếm đóng của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Ấn Độ.
  2. Nam Triều Tiên.
  3. Tây Đức.
  4. Nhật Bản.

Câu 32. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh vào đầu năm 1945?

  1. Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít.
  2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
  3. Phân chia thành quả chiến thắng.
  4. Ký hòa ước với các nước bại trận.

Câu 33. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, vấn đề quan trọng và cấp bách nhất đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là gì?

  1. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
  2. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
  3. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
  4. Phân chia việc chiếm đóng các nước phát xít.

Câu 34. Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?

  1. Liên Xô và Mỹ.
  2. Mỹ và Anh.
  3. Liên Xô và Anh.
  4. Liên Xô và Pháp.

Câu 35. Mục tiêu chung của Hội nghị Ianta (Liên Xô) từ ngày 04 đến 11/02/1945 là gì?

  1. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
  2. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
  3. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức.
  4. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu đã kết thúc.

Câu 36. Nhiệm vụ chính của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là

  1. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  2. Giải quyết mọi công việc hành chính của Liên Hợp Quốc.
  3. Giải quyết những vấn đề bức thiết của nhân loại: nạn đói, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
  4. Chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính của Liên Hợp Quốc.

Câu 37. Những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc tại Hội nghị Pốtđam (Đức) đã dẫn tới hệ quả gì?

  1. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm hơn 10 vạn dân thường bị chết.
  2. Hình thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta.
  3. Liên Xô và Mỹ chuyển từ đối thoại sang đối đầu và dẫn tới chiến tranh lạnh.
  4. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng mở rộng.

Câu 38. Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm nổi bật là

  1. Được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
  2. Hoàn toàn do CNTB thao túng.
  3. Có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: XHCN và TBCN.
  4. Được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.

Câu 39. Hội nghị Ianta (2-1945) nêu quyết định: tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật nhằm

  1. Tránh nguy cơ chiến tranh thế giới.
  2. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  3. Để bảo vệ hòa bình thế giới.
  4. Trả thù bọn phát xít gây chiến tranh.

Câu 40. Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với nhau.
  2. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
  3. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947.
  4. Đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.

Câu 41. Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta?

  1. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
  2. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.
  3. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
  4. Là tiền đề dẫn tới sự hình thành cục diện “Chiến tranh Lạnh” sau này.

Câu 42. Tại sao gọi là “Trật tự 2 cực Ianta”?

  1. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Á và châu Âu.
  2. Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
  3. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột, căng thẳng.
  4. Trật tự này được hình thành bởi quyết định của các cường quốc tại Ianta (Liên Xô).

Câu 43. Hệ quả lớn nhất của Hội nghị Ianta là?

  1. Đã phân chia được thành quả chiến thắng của các nước thắng trận.
  2. Thành lập được tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  3. Một trật tự thế giới mới được hình thành - trật tự 2 cực Ianta.
  4. Là nguồn gốc của sự đối đầu giữa 2 phe: Tư bản chủ nghĩa (Mĩ đứng đầu) và Xã hội Chủ nghĩa (Liên Xô đứng đầu).

Câu 44. Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?

  1. Thể hiện đây là một tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
  2. Khẳng định đây là một tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong "đời sống chính trị" quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
  3. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của CNTB đối với tổ chức Liên Hợp Quốc.
  4. Khẳng định vị thế của Liên Xô trong tổ chức Liên Hợp Quốc.

Câu 45. Mục đích nào của tổ chức Liên Hợp Quốc làm cho các nước xích lại gần nhau?

  1. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.
  2. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
  3. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  4. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

Câu 46. Việt Nam từ khi gia nhập Liên Hợp Quốc đã có những đóng góp vào việc

  1. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với Liên Hợp Quốc chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
  2. Trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 - 2009.
  3. Có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên Hợp Quốc.
  4. Thực hiện chống tham nhũng, tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc.

Câu 47. Nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc là gì?

  1. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  2. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
  3. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
  4. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 48. Tại sao Hiến chương Liên Hợp Quốc là văn kiện quan trọng nhất?
  1. Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc
  2. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên Hợp Quốc
  3. Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức Liên Hợp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước...
  4. Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên Hợp Quốc

Câu 49. Nội dung nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta?

  1. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật.
  2. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
  3. Hình thành đồng minh chống Phát xít.
  4. Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng.

Câu 50. Vai trò lớn nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay là gì?

  1. Đã phát triển được mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước trên thế giới.
  2. Đã duy trì được hòa bình và an ninh thế giới, không để xảy ra cuộc chiến tranh thế giới nào.
  3. Thúc đẩy nền kinh tế các nước trên thế giới phát triển mạnh .
  4. Đã nhanh chóng hàn gắn được vết thương chiến tranh và giải quyết tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài.

Câu 51. Tại sao khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, hội nghị Ianta đã được triệu tập?

  1. Do chủ nghĩa phát xít vẫn chưa bị đánh bại, phải triệu tập hội nghị để đề ra kế sách nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  2. Do các nước muốn phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
  3. Vì muốn tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
  4. Do khi đó cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc, có nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh.

Câu 52. Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta?

  1. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát xít Đức, Nhật.
  2. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
  3. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
  4. Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.

Câu 53. Vai trò của Liên Hợp Quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay là gì?

  1. Liên Hợp Quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  2. Thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.
  3. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe loài người nhằm nâng cao đời sống của người dân.
  4. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo, chống đói nghèo.

Câu 54. Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi

  1. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
  2. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
  3. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.
  4. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể.

Câu 55. Để kết thúc nhanh chiến tranh ở Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất điều gì?

  1. Sử dụng bom nguyên từ để tiêu diệt phát xít Nhật.
  2. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Béc-lin.
  3. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
  4. Để phát xít Nhật đầu hàng có điều kiện.

Câu 56. Quyết định nào của Hội nghị Pốtđam (Đức) đã tạo nên khó khăn cho tình hình Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám - 1945 thành công?

  1. Liên Xô không được đưa quân vào Đông Dương.
  2. Đồng ý cho quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
  3. Quân đội Trung Hoa Dân quốc được tham gia chính phủ ở Việt Nam.
  4. Mỹ, Anh, Pháp trở thành các nước đồng minh.

Câu 57. Liên Xô là một trong 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có vai trò quốc tế như thế nào?

  1. Đã duy trì được trật tự thế giới "hai cực" sau chiến tranh.
  2. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên Hợp Quốc.
  3. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên Hợp Quốc.
  4. Xây dựng Liên Hợp Quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tố bạn đọc bài viết Lý thuyết Lịch sử 12 bài 1. Bài viết cho chúng ta thấy được nội dung Lý thuyết Lịch sử 12 bài 1. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các em có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Lịch sử hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Doãn Thanh Hà
    Doãn Thanh Hà

    có đáp án mấy câu trắc nghiệm kia kh ạ?

    Thích Phản hồi 14/06/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 12

    Xem thêm