Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ tóm tắt phần lý thuyết chính quan trọng được học trong bài 6 Sử 12 về Nước Mĩ, kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời các câu hỏi liên quan trong bài. Đây là tài liệu tham khảo hay giúp các em học sinh củng cố và ghi nhớ kiến thức môn Lịch sử 12 lâu hơn, từ đó vận dụng vào làm các bài thi, bài kiểm tra môn Lịch sử được tốt hơn.

A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 6

I. Nước Mỹ từ năm 1945 đến 1973

1. Kinh tế

  • Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…
  • Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Nguyên nhân

  • Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
  • Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
  • Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…
  • Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.
  • Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

2. Khoa học kỹ thuật

  • Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
  • Thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển, ảnh hưởng lớn đến thế giới.

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ

Apolo 11

3. Về chính trị - xã hội

  • Cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước
  • Duy trì và bảo vệ chế độ tư bản.
  • Ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ
  • Chính trị - xã hội không ổn định, mâu thuẫn giai cấp, xã hội và sắc tộc…
  • Đấu tranh giai cấp, xã hội ở Mỹ diễn ra mạnh mẽ: Đảng Cộng sản Mỹ đã có nhiều hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

4. Về đối ngoại

  • Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
  • Chiến lược toàn cầu được cụ thể hóa qua những học thuyết khác nhau, ví dụ: học thuyết Truman, học thuyết Rigan,...
  • Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:
    • Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.
    • Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
    • Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
  • Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới (Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).
  • Tháng 2-1972 TT Ních xơn thăm Trung Quốc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mỹ - Trung Quốc; tháng 5/1972 thăm Liên Xô.
  • Thực hiện chiến lược hòa hoãn để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.

II. Nước Mỹ từ năm 1973 đến 1991

Kinh tế:

  • 1973 - 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (năng suất lao động giảm còn 0.43% năm)
  • Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút.

Đối ngoại:

  • Mỹ ký Hiệp định Pa ri 1973, rút quân khỏi Việt Nam. Tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu” và theo đuổi chiến tranh lạnh.
  • Học thuyết Ri-gân (Reagan) chủ trương tăng cường chạy đua vũ trang.
  • Sự đối đầu Xô - Mỹ làm suy giảm vị trí kinh tế và chính trị của Mỹ tạo điều kiện cho Tây Âu và Nhật vươn lên.
  • Giữa thập niên 80, xu thế đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới.
  • Tháng 12/1989, Mỹ - Xô chính thức tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh” mở ra thời kỳ mới trên trường quốc tế

III. Nước Mỹ từ năm 1991 đến năm 2000

1. Kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa

  • Thập niên 90, kinh tế suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới .
  • Tổng thống Clinton(1993-2001) cầm quyền, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9765 tỷ USD, GNP đầu người là 34.600USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…
  • KH-KT: phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới

2. Chính trị và đối ngoại

  • Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”:
    • Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
    • Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
    • Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
  • Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực I-an-ta (Yalta) sụp đổ, Mỹ có tham vọng chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được.
  • Với sức mạnh kinh tế, khoa học - kỹ thuật Mỹ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, nhưng thế giới không chấp nhận.
  • Vụ khủng bố ngày 11/09/2001 cho thấy bản thân nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố làm cho Mỹ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỷ XXI.

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ

Khủng bố ngày 11/09/2001

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Hãy phân tích những nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng giai đoạn 1945 – 1973?

Bài làm: Những nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng giai đoạn 1945 – 1973:

  • Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.
  • Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
  • Lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí, thu lợi nhuận để làm giàu.
  • Là khởi đầu cuộc CM KH-KT hiện đại của thế giới.
  • Các tổ hợp công nghiệp-quân sự, các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước;
  • Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

Câu 2: Hãy nêu những nét chính trong quan hệ đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1973 – 1991?

Quan hệ đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1973 – 1991 có những nét chính:

  • Sau khi thất bại ở Việt Nam (1975), Mĩ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “ chiến tranh lạnh”. tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.
  • Tháng 12 năm 1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố “chiến tranh lạnh”.

Câu 3: Nêu mục tiêu cơ bản của chiến lược “ Cam kết và mở rộng” dưới thời tổng thống B. Clintơn?

Có 3 mục tiêu cơ bản của chiến lược “ Cam kết và mở rộng” dưới thời tổng thống B. Clintơn:

  • Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
  • Đàn áp phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
  • Không chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 6

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển vượt trội nhờ vào nguyên nhân cơ bản là nhờ

  1. Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới.
  2. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  3. Trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao.
  4. Quân sự hóa nền kinh tế.

Câu 2. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện như thế nào?

  1. Hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới.
  2. Triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới.
  3. Bắt tay với Trung Quốc.
  4. Dung dưỡng một số nước Đồng minh để chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cho của cuộc cách mạng

  1. Nông nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Khoa học - kĩ thuật hiện đại.
  4. Công nghệ thông tin.

Câu 4. Mục tiêu nào không thuộc "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ?

  1. Tiến hành chiến tranh xâm lược trên toàn thế giới.
  2. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
  3. Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
  4. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình thế giới.

Câu 5. Tình hình kinh tế Mĩ trong những thập niên 50, 60 của thế kỉ XX có đặc điểm cơ bản nhất, nổi bật nhất là

  1. Bước vào giai đoạn phát triển về mọi mặt.
  2. Trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
  3. Bị kinh tế Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh quyết liệt.
  4. Kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng.

Câu 6. Nội dung nào không phải là mục tiêu cơ bản của chiến lược "Cam kết và mở rộng"?

  1. Tăng cường khôi phục và phát triển kinh tế.
  2. Tăng cường đàn áp các phong trào đấu tranh trong nước.
  3. Đảm bảo an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh sẵn sàng chiến đấu.
  4. Dùng khẩu hiệu "thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Câu 7. Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ

  1. Bị khủng hoảng.
  2. Bị suy thoái nghiêm trọng.
  3. Tiếp tục đứng đầu thế giới.
  4. Vẫn ổn định tạm thời.

Câu 8. "Chiêu bài" Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác được đề ra trong "Chiến lược cam kết và mở rộng" là

  1. Tự do tín ngưỡng.
  2. Ủng hộ độc lập dân tộc.
  3. Chống chủ nghĩa khủng bố.
  4. Thúc đẩy dân chủ.

Câu 9. "Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?

  1. Chính sách xâm lược thuộc địa.
  2. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.
  3. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.
  4. Thành lập các khối quân sự.

Câu 10. Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là ai?

  1. R.Níchxơn.
  2. B.Clintơn.
  3. J. Kennedy.
  4. G. Busơ.

Câu 11. Khối quân sự NATO do Mĩ cầm đầu còn gọi là khối

  1. Nam Đại Tây Dương.
  2. Bắc Đại Tây Dương.
  3. Đông Đại Tây Dương.
  4. Tây Nam Đại Tây Dương.

Câu 12. Mĩ thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949 nhằm mục đích chống lại

  1. Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô.
  2. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  3. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
  4. Xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 13. Dấu hiệu nào chứng tỏ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới?

  1. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm gần 40% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
  2. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
  3. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm hơn 60% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
  4. Kinh tế Mĩ chiếm gần 50% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Câu 14. Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhằm mục đích gì?

  1. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
  2. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
  3. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
  4. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.

Câu 15. Ngày 11/09/2001 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ?

  1. Tổng thống đương nhiệm của Mĩ bị ám sát.
  2. Ngày mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ lớn nhất trong lịch sử.
  3. Tòa tháp đôi ở Niu-Oóc bị sụp đổ do bị các phần tử khủng bố tổ chức tấn công bằng máy bay.
  4. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD bảo vệ nước Mĩ trước các cuộc tấn công từ xa.

Câu 16. Kế hoạch "Mácsan" (1948) còn được gọi với cái tên khác là gì?

  1. Phục hưng châu Âu.
  2. Cạnh tranh châu Âu.
  3. Phục hưng kinh tế Tây Âu.
  4. Phục hưng kinh tế châu Âu.

Câu 17. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, chính sách đối ngoại của Mĩ với Liên Xô chuyển sang đối thoại, hòa hoãn vì lí do chủ yếu nào?

  1. Địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô suy giảm.
  2. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã giành thắng lợi.
  3. Kinh tế Tây Âu và Nhật Bản vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ.
  4. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang lâm vào khủng hoảng .

Câu 18. Những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật hiện đại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. Chế tạo công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.
  2. Thực hiện cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
  3. Chinh phục vũ trụ, đưa người lên Mặt Trăng.
  4. Sản xuất được những vũ khí hiện đại.

Câu 19. Tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

  1. Kinh tế Mĩ bước đầu phát triển.
  2. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
  3. Kinh tế Mĩ bị kinh tế Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
  4. Kinh tế Mĩ suy thoái.

Câu 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

  1. Hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt về kinh tế, khoa học kĩ thuật.
  2. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
  3. Bắt tay với Trung Quốc.
  4. Dung dưỡng một số nước để kết nạp thêm nhiều đồng minh.

Câu 21. Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" bởi thắng lợi cách mạng

  1. Trung Quốc năm 1949.
  2. Cu-ba năm 1959.
  3. Hồi giáo I- ran năm 1979.
  4. Việt Nam năm 1975.

Câu 22. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong khoảng thời gian nào?

  1. Khoảng 10 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  2. Từ 1945 - 1950.
  3. Khoảng 30 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  4. Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 23.  "Chiến lược toàn cầu" của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?

  1. Triều Tiên.
  2. Việt Nam.
  3. Cu-ba.
  4. Lào.

Câu 24. Mục tiêu nào của Mĩ trong Chiến lược toàn cầu được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
  2. Khống chế, chi phối các nước TBCN khác.
  3. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.
  4. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.

Câu 25. Nhận định nào sau đây là không đúng về thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước Mĩ?

  1. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động.
  2. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới như chất dẻo Pôlime.
  3. Mĩ là nước đầu tiên thực hiện thành công nhân bản vô tính trên loài cừu.
  4. Mĩ là nước đi đầu trong cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.

Câu 26. Mĩ đã làm gì để thực hiện Chiến lược toàn cầu?

  1. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng quân đội Mĩ.
  2. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.
  3. Kêu gọi các nước tư bản đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba.
  4. Phát động các nước TBCN tiến hành cuộc Chiến tranh lạnh, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ các nước.

Câu 27. Sau chiến tranh lạnh, Mĩ có âm mưu gì?

  1. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới để tạo sức ảnh hưởng trên thế giới.
  2. Vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.
  3. Dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác.
  4. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.

Câu 28. Trong khoảng 2 thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính

  1. Mĩ, Tây Âu.
  2. Mĩ, Nhật Bản.
  3. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
  4. Mĩ.

Câu 29. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ?

  1. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh.
  2. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ XHCN trên thế giới.
  3. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
  4. Sử dụng khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

Câu 30. Nội dung nào không phải là thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống.
  2. Lập nhiều khối quân sự ở khắp các châu lục.
  3. Thực hiện được mưu đồ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
  4. Cùng Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 31. “Chính sách thực lực” và “Chiến lược toàn cầu” của để quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?

  1. Triểu Tiên
  2. Việt Nam
  3. Cu-ba
  4. Lào

Câu 32: Một trong những nguyên nhân khiến Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” là :

  1. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước đang đưa nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh hạt nhân.
  2. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước giành được thắng lợi lớn, âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu đã thất bại.
  3. Liên Xô và Mỹ cần ổn định, củng cố vị thế của mình.
  4. Chù nghĩa xã hội đã từng bước sụp đổ ở Đông Âu.

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu khác như: Lý thuyết Lịch sử 12, Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12... được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 12

    Xem thêm