Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 12 bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử 12 bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 là tài liệu tham khảo hay môn Lịch sử 12 được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho bài học mới được tốt hơn. Chúc các bạn học tốt!

A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 24

I. Tình hình hai miền Bắc - Nam sau năm 1975

* Miền Bắc: qua hơn 20 năm (1954 - 1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ hết sức ác liệt, đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

* Miền Nam

  • Đã hoàn toàn giải phóng, nhưng cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bỏ hoang, chất độc hóa học và bom mìn còn bị vùi lấp nhiều nơi, số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người...
  • Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.

II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền đất nước

* Miền Bắc

  • Đến giữa năm 1976, miền Bắc hoàn thành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển mạnh.
  • Thực hiện nghĩa vụ làm căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia.

* Miền Nam

  • Tiến hành tiếp quản vùng giải phóng, thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng.
  • Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng v.v., chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập ngay sau khi được giải phóng hoàn toàn.
  • Hàng triệu đồng bào được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.
  • Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.
  • Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.
  • Văn hóa, giáo dục, y tế... được tiến hành khẩn trương từ những ngày đầu mới giải phóng.

III. Hoàn thành thống nhất đất nước (1975 - 1976)

Là nhiệm vụ quan trọng trước mắt của cách mạng Việt Nam sau 1975.

1. Hoàn thành thống nhất đất nước

* Sau chiến thắng 1975, nguyện vọng của nhân dân cả nước là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

  • 9/1975 Hội nghị Trung ương Đảng lần 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
  • Hội nghị hiệp thương Bắc - Nam (từ 15 đến 21/11/1975) tại Sài Gòn, nhất trí thống nhất hoàn toàn hai miền trong một Nhà nước chung.

* Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (25/4/1976).

* Quốc hội thống nhất họp cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 đã:

  • Lấy tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thủ đô là Hà Nội; Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca.
  • Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố HCM.
  • Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thống nhất.
  • 31/7/1977: Đại hội đại biểu các mặt trận ở hai miền Nam - Bắc họp tại TP. HCM quyết định thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc VN.
  • 18/12/1980: Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
  • 20/9/1977 Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc.

2. Ý nghĩa

  • Là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.
  • Thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ.
  • Tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa.
  • Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 24

Câu 1. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta như thế nào?

  1. Mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
  2. Tổ chức bộ máy nhà nước đã được thống nhất trong cả nước.
  3. Tồn tại sự chia rẽ, phân biệt giữa hai miền.
  4. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ mỗi miền.

Câu 2. Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào?

  1. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976).
  2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).
  3. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975).
  4. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976).

Câu 3. Đâu không phải là thuận lợi cơ bản của cách mạng nước ta sau năm 1975?

  1. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành.
  2. Đất nước đã hòa bình, thống nhất.
  3. Uy tín của Việt Nam trên thế giới được nâng cao.
  4. Đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 4. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua vào thời gian nào?

  1. 4-1976.
  2. 7-1976.
  3. 1-1977.
  4. 12-1980.

Câu 5. Ngay sau khi giải phóng, tình hình kinh tế nông nghiệp ở miền Nam gặp phải những khó khăn gì?

  1. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, nửa triệu ruộng đất bị bỏ hoang.
  2. Số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư.
  3. Đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
  4. Các thế lực phản động vẫn còn hoạt động chống phá.

Câu 6. Nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam giai đoạn đầu sau năm 1975?

  1. Thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng ở những vùng mới giải phóng.
  2. Ổn định tình hình và khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.
  3. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động, xóa bỏ bóc lột phong kiến.
  4. Quốc hữu hóa ngân hàng.

Câu 7. Sau năm 1975, miền Bắc tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với

  1. Lào và Campuchia.
  2. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  3. Cách mạng Cuba.
  4. Các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 8. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào thời gian nào và trở thành thành viên thứ bao nhiêu của Liên Hợp Quốc?

  1. Ngày 27/09/1977, là thành viên thứ 146.
  2. Ngày 20/09/1977, là thành viên thứ 146.
  3. Ngày 20/09/1977, là thành viên thứ 149.
  4. Ngày 27/09/1977, là thành viên thứ 149.

Câu 9. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là

  1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
  2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980) phát triển kinh tế xã hội.
  3. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980) phát triển kinh tế xã hội.
  4. Khắc phục hậu quả chiến tranh ở miền Nam, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc.

Câu 10. Sau khi giải phóng miền Nam, để ổn định hệ thống chính quyền và hệ thống chính trị, Nhà nước ta đã làm gì?

  1. Thành lập chính quyền cách mạng lâm thời
  2. Thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng các cấp
  3. Xóa bỏ chính quyền cũ để cho nhân dân đứng lên tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương.
  4. Giải tán các đảng phái tay sai thân Mỹ.

Câu 11. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Bắc có thuận lợi gì?

  1. Khắc phục xong hậu quả chiến tranh và đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội.
  2. Có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
  3. Đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  4. Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

Câu 12. Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước vào thời gian nào?

  1. 05/1975.
  2. 09/1975.
  3. 07/1976.
  4. 12/1976.

Câu 13. Chính quyền cách mạng sau giải phóng miền Nam đã không thực hiện biện pháp nào để ổn định và phục hồi kinh tế?

  1. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài.
  2. Xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, quốc hữu hóa ngân hàng.
  3. Cải cách ruộng đất ở miền Nam.
  4. Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp.

Câu 14. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?

  1. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
  2. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở 2 miền Nam - Bắc.
  3. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
  4. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.

Câu 15. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt nam (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?

  1. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
  2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc - Nam.
  3. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
  4. Hoàn thành khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh.

Câu 16. Tình hình miền Bắc sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân hải quân như thế nào?

  1. Miền Bắc vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn.
  2. Bị tàn phá nặng nề.
  3. Miền Bắc không bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh phá hoại.
  4. Miền Bắc chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại.

Câu 17. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn đã

  1. Quyết định đặt tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
  3. Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất, Ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam.
  4. Nhất trí hoàn toàn các chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 18. Nội dung nào không phải là những khó khăn về kinh tế ở miền Nam sau khi giải phóng?

  1. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá.
  2. Nhiều bom mìn còn vùi lấp trên các cánh đồng, một triệu hecta rừng bị chất độc hóa học và bom đạn cày xới.
  3. Kinh tế vẫn mang tính chất của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ phân tán, phát triển không cân đối lệ thuộc vào viện trợ bên ngoài.
  4. Các thế lực phản động vẫn còn hoạt động chống phá.

Câu 19. Nội dung nào không phải là tình hình chính trị, xã hội miền Nam sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng?

  1. Chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn bị sụp đổ
  2. Cơ sở của chính quyền của Pháp vẫn hoạt động.
  3. Những di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại.
  4. Cơ sở của chính quyền thực dân mới vẫn tồn tại.

Câu 20. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, tình hình nhà nước ở nước ta như thế nào?

  1. Mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
  2. Nhà nước trong cả nước đã thống nhất.
  3. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ hai miền.
  4. Sự chia rẽ trong nội bộ mỗi miền.

Câu 21. Khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?

  1. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
  2. Bọn phản động trong nước vẫn còn.
  3. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu.
  4. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.

Câu 22. Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau 1975 là gì?

  1. Hàn gắn vết thương chiến tranh.
  2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.
  3. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước.
  4. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.

Câu 23. Ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước là

  1. Cơ sở để hoàn thành thống nhất trên tất các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội.
  2. Đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
  3. Cơ sở để đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
  4. Cơ sở để nước ta mở rộng quan hệ với các nước XHCN trên thế giới.

Câu 24. Cho các sự kiện sau:

1. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung khóa VI được tiến hành trong cả nước.

2. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

3. Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội.

4. Hội nghị Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn.

Thứ tự các sự kiện theo trình tự thời gian là

  1. 1 - 3 - 2 - 4.
  2. 2 - 3 - 4 - 1
  3. 2 - 4 - 1 - 3
  4. 3 - 4 - 2 - 1.

Câu 25. Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào?

  1. Tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Campuchia giành thắng lợi.
  2. Tiêu diệt hoàn toàn chế độ Pôn-pốt Iêng-xê-ri.
  3. Tăng cường tình đoàn kết của 3 nước Đông Dương.
  4. Tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia.

Câu 26. Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là gì?

  1. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
  2. Hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
  3. Bầu ra các cơ quan của Quốc hội.
  4. Bầu ra ban dự thảo Hiến pháp.

Câu 27. Thành tựu ngoại giao quan trọng của nước ta trong năm 1977 là gì?

  1. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ.
  2. Trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
  3. Gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  4. Được 94 nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

Câu 28. Việt Nam phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau đại thắng mùa Xuân 1975 vì

  1. Các thế lực thù địch âm mưu chống phá cách mạng.
  2. Mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau.
  3. Nhân dân hai miền mong muốn có một chính phủ thống nhất.
  4. Đảng cần có cơ quan quyền lực chung để lãnh đạo nhân dân cả nước.

Câu 29. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước là

  1. Tạo điều kiện đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
  2. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
  3. Cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
  4. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

Câu 30. “Chiến tranh phá hoại của Mỹ đã phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm" (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật Hà Nội, 1977, trang 37 - 38). Nhận định trên đề cập đến hậu quả chiến tranh ở nơi nào của Việt Nam?

  1. Miền Nam.
  2. Tây Nguyên.
  3. Miền Bắc.
  4. Duyên hải Nam Trung Bộ.

----------------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 12 bài 25: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về vai trò, ý nghĩa và diễn biến của Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ năm 1975...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử 12 bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Lịch sử 12, Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

C. Đề minh họa 2020 lần 2

    1. Đề minh họa môn Toán 2020 lần 2
    2. Đề minh họa Ngữ văn năm 2020 lần 2
    3. Đề minh họa môn Tiếng Anh 2020 lần 2
    4. Đề minh họa môn Hóa năm 2020 lần 2
    5. Đề minh họa môn Vật lý năm 2020 lần 2
    6. Đề minh họa môn Sinh học năm 2020 lần 2
    7. Đề minh họa Địa Lý năm 2020 lần 2
    8. Đề minh họa môn Lịch sử năm 2020 lần 2
    9. Đề minh họa môn GDCD năm 2020 lần 2
    10. Đề minh họa tiếng Đức năm 2020 lần 2
    11. Đề minh họa tiếng Nhật năm 2020 lần 2
    12. Đề minh họa tiếng Nga năm 2020 lần 2
    13. Đề minh họa tiếng Trung Quốc năm 2020 lần 2
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 12

    Xem thêm