Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953) là tài liệu tham khảo hay môn Lịch sử 12 dành cho các bạn tham khảo, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho bài học mới được tốt hơn. Chúc các bạn học tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 19

I. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương

1. Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh

  • Từ tháng 5/1949, Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh xâm lược Đông Dương:
    • 23/12/1950, ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp, từng bước thay Pháp ở Đông Dương.
    • Tháng 9/1951, ký với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mỹ” nhằm ràng buộc Bảo Đại vào Mỹ.
  • Viện trợ của Mỹ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh Đông Dương (1950 là 52 tỉ phrăng - chiếm 19 % ngân sách; 1953 là 285 tỉ phrăng - chiếm 43 % ngân sách).
  • Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự Mỹ đến Việt Nam ngày càng nhiều. Các trung tâm, trường huấn luyện Mỹ tuyển chọn người Việt Nam sang Mỹ học.

2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi

6/12/1950 dựa vào viện trợ Mỹ Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (De Lattre de Tassiny), đề ra kế hoạch mới, mong kết thúc nhanh chiến tranh.

Kế hoạch có 4 điểm chính:

  • Tập trung quân Âu - Phi xây dựng một lực lượng cơ động mạnh, phát triển ngụy quân, xây dựng “quân đội quốc gia”.
  • Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực ta và kiểm soát ta đưa nhân, tài, vật lực ra vùng tự do.
  • Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.
  • Đánh phá hậu phương của ta (biệt kích, thổ phỉ, gián điệp, chiến tranh tâm lý, chiến tranh kinh tế).

Làm cho cuộc đấu tranh của ta ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp.

II. Đại hội biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2/1951)

  • Từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Vinh Quang - Chiêm Hóa (Tuyên Quang), thông qua hai bản báo cáo quan trọng:
    • Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các thời kỳ, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
    • Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng VN là đánh đuổi đế quốc, tay sai, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn, thực hiện “Người cày có ruộng" phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
  • Tách Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập ở VN, Lào, Cam-pu-chia mỗi nước một Đảng Mác - Lênin riêng phù hợp với từng dân tộc.
  • Ở Việt Nam, lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng hoạt động công khai.
  • Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới; xuất bản báo Nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng.
  • Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

* Ý nghĩa: đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng.

III. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt

1. Chính trị

  • Từ ngày 3 đến 7/3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt do Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch, Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự.
  • 11/03/1951, lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào, tăng cường khối đoàn kết ba nước đấu tranh chống Pháp và can thiệp Mỹ.
  • Ngày 01/05/1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần I chọn 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)

Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh - Liên Việt thành Mặt trận Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam, ngày 3/3/1951.

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)

LUẬT CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT được Quốc hội thông qua, ngày 14/12/1953.

Bác Hồ với các đại biểu dự Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất tại Kim Bình (5/1952).

2. Kinh tế

  • Nông nghiệp: năm 1952, Chính phủ vận động lao động sản xuất và tiết kiệm, lôi cuốn mọi giới tham gia. (Năm 1953 sản xuất 2,7 triệu tấn thóc, hơn 65 vạn tấn hoa màu.)
  • Thủ công nghiệp và công nghiệp đáp ứng yêu cầu về công cụ sản xuất và thiết yếu của đời sống. Năm 1953, ta sản xuất được 3.500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ thuốc men, quân trang, quân dụng.
  • Chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
  • Bồi dưỡng sức dân và phát động giảm tô, cải cách ruộng đất: 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất.

3. Văn hóa, giáo dục, y tế

  • Giáo dục: tiếp tục cải cách giáo dục với 3 phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”, nhà trường gắn với xã hội, 1952 có trên 1.000.000 học sinh phổ thông, bình dân học vụ, bổ túc văn hóa phát triển.
  • Văn hóa: thực hiện “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.
  • Y tế: chăm lo sức khỏe, vận động phòng bệnh, xây dựng bệnh viện, bệnh xá, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.

IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường

1. Các chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951)

* Cuối 1950 ta chủ động mở ba chiến dịch:

  • Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Trung du)
  • Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Đường số 18).
  • Chiến dịch Quang Trung (Hà - Nam - Ninh)

* Đây là các chiến dịch tiến công có qui mô lớn, đánh vào vùng trung du và đồng bằng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, nhưng kết quả hạn chế vì địa bàn có lợi cho địch.

* Với phương châm: đánh chắc thắng “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, ta chủ trương mở các chiến dịch ở vùng rừng núi.

2. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952

  • Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mạch máu giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu IV.
  • Ngày 09.11.1951, Đơ Lát đơ Tát-xi-nhi tiến đánh Chợ Bến, Hòa Bình.
  • Ta mở chiến dịch phản công ở Hòa Bình nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch bình định của chúng và đẩy mạnh phong trào du kích.
  • Kết quả: Ta giải phóng khu vực Hòa Bình - sông Đà rộng 2000 km2 với 15 vạn dân, căn cứ du kích mở rộng từ Bắc Giang xuống Hòa Bình.
  • Ý nghĩa: Là thắng lợi của nghệ thuật chỉ đạo chiến đấu phối hợp giữa chiến trường chính với chiến trường cả nước.

3. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952

  • Tây Bắc là vùng chiến lược quan trọng, Pháp đã chiếm đóng, từ đó uy hiếp căn cứ Việt Bắc và che chở cho căn cứ Thượng Lào của chúng.
  • Từ 14/10/1952 đến 10/12/1952, ta tiến công Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.
  • Kết quả: ta giải phóng 28.000 km2 với 25 vạn dân gồm Nghĩa Lộ, Sơn La (trừ Nà Sản), Yên Bái, 4 huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái; phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)

Lược đồ chiến dịch Tây Bắc

4. Chiến dịch Thượng Lào xuân hè năm 1953

Thượng Lào là vùng chiến lược quan trọng, là hậu phương an toàn của địch. Đầu 1953, ta phối hợp với Pa thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh kháng chiến ở Lào.

Kết quả: giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa-lì với trên 30 vạn dân. Phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, từ 1951 đến 1953 ở Trung và Nam Bộ ta đã tận dụng chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch, phá hủy cơ sở kinh tế của chúng.

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)

Lược đồ chiến dịch Thượng Lào

B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 19

Câu 1. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam nhằm

  1. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
  2. Đưa cách mạng về từng nước trên bán đảo Đông Dương, mỗi nước cần thành lập một đảng riêng.
  3. Tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
  4. Đẩy mạnh tranh thủ sự hợp tác của các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Câu 2. Chiến sĩ đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận đánh tiêu diệt cứ điểm Đông Khê ngày 17/09/1950 là ai?

  1. Trần Cừ.
  2. La Văn Cầu.
  3. Trừ Văn Thố.
  4. Phan Đình Giót.
Câu 3. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam những năm 1950-1953 là
  1. “Phục vụ nhân dân”.
  2. “Dân tộc hóa”.
  3. “Phục vụ kháng chiến”.
  4. “Đại chúng hóa”.

Câu 4. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (03/1951) được thành lập từ các tổ chức nào của ba nước Đông Dương?

  1. Mặt trận đoàn kết Campuchia - Mặt trận dân tộc thống nhất Lào - Mặt trận Liên Việt.
  2. Mặt trận dân tộc thống nhất Khome - Mặt trận Lào yêu nước - Mặt trận Việt Minh.
  3. Mặt trận Khome Ítxarắc - Mặt trận Lào Ítxala - Mặt trận Việt Minh.
  4. Mặt trận Liên Việt - Mặt trận Khome Ítxarắc - Mặt trận Lào Ítxala.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phải là nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02/1951)?

  1. Thảo luận và thông qua: "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường.
  2. Thông qua báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh, nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
  3. Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư.
  4. Bầu ra BCH Trung ương Đảng (Hồ CHí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư).

Câu 6. Năm 1953, để động viên và bồi dưỡng sức dân, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định phát động

  1. Giảm tô 25%, ban hành quy chế lĩnh canh của tá điền.
  2. Giảm tô 25%, tịch thu ruộng đất bỏ hoang, ruộng đất vắng chủ tạm cấp cho nông dân.
  3. Triệt để giảm tô, ban hành sắc lệnh hoãn nợ, xóa nợ cho nông dân.
  4. Triệt để giảm tô, tiến hành cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến.

Câu 7. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02/1951), hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế?

  1. Nhà trường gắn liền với đời sống xã hội.
  2. "Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến".
  3. Vệ sinh phòng bệnh, thực hiện nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.
  4. Vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.

Câu 8. Hình thức hoạt động của Đảng từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02/1951) là

  1. Hợp pháp.
  2. Bí mật.
  3. Công khai.
  4. Bất hợp pháp.

Câu 9. Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam ra đời số đầu tiên năm 1951 là

  1. Báo Thanh niên.
  2. Báo Lao động.
  3. Tạp chí Cộng sản.
  4. Báo Nhân dân.

Câu 10. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đã có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

  1. Làm cho cuộc kháng chiến của ta trở nên khó khăn, phức tạp hơn phải thay đổi theo hướng mới.
  2. Làm cho cuộc kháng chiến của ta thuận lợi hơn.
  3. Ta có thể đàm phán với Pháp.
  4. Ta có thể nhanh chóng lợi dụng điểm yếu của kế hoạch để giành thắng lợi.

Câu 11. Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định

  1. đẩy mạnh cải cách mộng đất và thực hành tiết kiệm.
  2. đẩy mạnh sản xuất và chấn chỉnh chế độ thuế khóa.
  3. phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
  4. mở cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.

Câu 12. Với kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, thực dân Pháp muốn

  1. Giành lại thế chủ động về chiến lược ở chiến trường chính Bắc Bộ.
  2. Kết thúc nhanh chiến tranh.
  3. Buộc ta phải đàm phán với Pháp.
  4. Buộc ta đầu hàng.

Câu 13. Dựa vào đâu mà thực dân Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi?

  1. Chính phủ Bảo Đại.
  2. Nền kinh tế Pháp phát triển.
  3. Viện trợ của Mĩ.
  4. Viện trợ của các nước tư bản khác.

Câu 14. Đảng và Chính phủ chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất vì nhiều lí do, lí do nào sau đây không đúng?

  1. Xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân.
  2. Thực hiện khẩu hiệu "Người cày có ruộng".
  3. Nông dân phấn khởi, ủng hộ kháng chiến.
  4. Vì giai cấp địa chủ là trở ngại cho cuộc kháng chiến.

u 15. Ai được bầu làm Tổng bí thư Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ II?

  1. Hồ Chí Minh.
  2. Phạm Văn Đồng.
  3. Trường Chinh.
  4. Trần Phú.

Câu 16. Điểm khác nhau của chiến dịch Việt  Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về

  1. Loại hình chiến dịch.
  2. Địa hình tác chiến.
  3. Đối tượng tác chiến.
  4. Lực lượng chủ yếu.

Câu 17. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành Đảng nào dưới đây?

  1. Đảng cộng sản Đông Dương.
  2. Đảng Lao động Việt Nam.
  3. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  4. Đông Dương Cộng sản liên Đoàn.

Câu 18. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận

  1. Liên Việt.
  2. Việt Minh.
  3. Dân tộc thống nhất.
  4. Tổ quốc Việt Nam.

Câu 19. Sự kiện nào đánh dấu Mĩ đã can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương?

  1. Ngày 13/05/1950, Pháp thông qua kế hoạch Rơve dưới sự đồng ý của Mĩ.
  2. Ngày 07/02/1950, Mĩ chính thức công nhận Chính phủ Bảo Đại do Pháp lập nên.
  3. Tháng 7/1950, Mĩ đặt phái đoàn cố vấn quân sự đặc biệt (MAAG) ở Việt Nam.
  4. Ngày 23/12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Câu 20. Ngày 11-3-1951 Hội nghị đại biểu của nhân dân ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức nào?

  1. Liên minh Việt - Miên - Lào.
  2. Mặt trận Việt - Miên - Lào.
  3. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
  4. Mặt trận thống nhất Việt - Miên - Lào.

Câu 21. "Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương" ngày 23-12-1950 được kí kết giữa các nước nào?

  1. Pháp và Nhật.
  2. Pháp - Tưởng Giới Thạch.
  3. Mĩ và Pháp.
  4. Mĩ và Nhật.

Câu 22. Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh là nội dung được nêu ra trong

  1. "Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam".
  2. "Báo cáo chính trị".
  3. "Luận cương chính trị".
  4. Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ Đảng (02/1951).

Câu 23. Để bồi dưỡng sức dân trước hết là nông dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ đã có chủ trương gì?

  1. Chấn chỉnh chế độ thuế khóa.
  2. Cuộc vận động lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm.
  3. Xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
  4. Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

Câu 24. Việc Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương đã chứng tỏ Mĩ

  1. Chính thức xâm lược Đông Dương.
  2. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
  3. Hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương.
  4. Đã bước đầu nhóm ngó Đông Dương.

Câu 25. Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt Nam nhằm mục đích gì?

  1. Gián tiếp viện trợ cho chính quyền Bảo Đại về kinh tế.
  2. Trực tiếp viện trợ kinh tế cho chính quyền Bảo Đại.
  3. Trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại.
  4. Từng bước can thiệp vào Đông Dương.

Câu 26. Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp có âm mưu gì mới?

  1. Nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện binh.
  2. Đẩy mạnh chiến tranh giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.
  3. Bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng.
  4. Bình định kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng.

Câu 27. "Gấp rút tập trung quân Âu - Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát triển ngụy quân". Đó là một trong bốn điểm chính của kế hoạch nào?

  1. Rơ-ve.
  2. Na-va.
  3. Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.
  4. Đờ-cát-Tơ-ri.

Câu 28. "Kế hoạch Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi" (12-1950) ra đời là kết quả của

  1. Sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ trong việc đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
  2. Sự can thiệp ngày càng sâu của Mĩ vào chiến tranh xâm lược Đông Dương.
  3. Sự "dính líu" trực tiếp của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
  4. Sự cứu vãn tình thế sa lầy trên chiến trường của Pháp.

Câu 29. So với kế hoạch Rơve (1949) thì kế hoạch Đờ Lát Đơ Tát-xi-nhi (1950) được xem là

  1. một bước tiến trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.
  2. một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.
  3. sự bế tắc của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
  4. sự thỏa hiệp của Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

Câu 30. Với kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi, Pháp có mong muốn gì?

  1. Giành lại thế chủ động về chiến lược ở chiến trường chính Bắc Bộ.
  2. Kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
  3. Buộc ta phải đàm phán.
  4. Buộc ta phải đầu hàng.

----------------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về vai trò, ý nghĩa và diễn biến phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp năm 1951-1953...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953). Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Lịch sử 12, Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

C. Đề minh họa 2020 lần 2

  1. Đề minh họa môn Toán 2020 lần 2
  2. Đề minh họa Ngữ văn năm 2020 lần 2
  3. Đề minh họa môn Tiếng Anh 2020 lần 2
  4. Đề minh họa môn Hóa năm 2020 lần 2
  5. Đề minh họa môn Vật lý năm 2020 lần 2
  6. Đề minh họa môn Sinh học năm 2020 lần 2
  7. Đề minh họa Địa Lý năm 2020 lần 2
  8. Đề minh họa môn Lịch sử năm 2020 lần 2
  9. Đề minh họa môn GDCD năm 2020 lần 2
  10. Đề minh họa tiếng Đức năm 2020 lần 2
  11. Đề minh họa tiếng Nhật năm 2020 lần 2
  12. Đề minh họa tiếng Nga năm 2020 lần 2
  13. Đề minh họa tiếng Trung Quốc năm 2020 lần 2
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 12

    Xem thêm