Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 12 bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986) là tài liệu tham khảo hay môn Lịch sử 12 dành cho các bạn tham khảo, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho bài học mới được tốt hơn. Chúc các bạn học tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 25

I. Đất nước bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986)

1. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới

  • Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ đảm bảo cho nền độc lập và thống nhất đất nước thêm bền vững.
  • Độc lập và thống nhất đất nước không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.

2. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980)

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (họp từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976) đã tổng kết 21 năm (1954 - 1975):

  • Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kháng chiến chống Mĩ cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • Đại hội đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980).

* Nhiệm vụ: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

* Mục tiêu cơ bản

  • Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp
  • Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động.

* Thực hiện kế hoạch 5 năm, nhân dân ta đạt được những thành tựu quan trọng:

  • Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị địch đánh phá về cơ bản đã được khôi phục và bước đầu phát triển.
  • Trong nông nghiệp, diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu hécta, được trang bị thêm 18 nghìn máy kéo các loại.
  • Trong công nghiệp, có nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như nhà máy điện, cơ khí, xi măng v.v..
  • Giao thông vận tải được khôi phục và xây dựng mới hàng ngàn kilômét đường sắt, đường bộ, nhiều bến cảng. Tuyến đường sắt Thống nhất từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh sau 30 năm bị gián đoạn đã hoạt động trở lại.
  • Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam: giai cấp tư sản mại bản bị xoá bỏ, quốc hữu hóa các xí nghiệp,thành lập xí nghiệp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh. Đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại.
  • Xóa bỏ những biểu hiện văn hóa phản động của chế độ thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới cách mạng. Hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học đều phát triển.

* Hạn chế

  • Kinh tế mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất thấp làm cho đời sống nhân dân khó khăn.
  • Trong xã hội nảy sinh nhiều tiêu cực.

3. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985)

a. Nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch nhà nước 1981 - 1985

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (họp từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982) khẳng định:

* Nhiệm vụ

  • Tiếp tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước do Đại hội IV đề ra với một số điểm điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hoá.
  • Xác định thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng, gồm chặng đường đầu tiên và những chặng đường tiếp theo.
  • Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985).

* Mục tiêu:

  • Sắp xếp lại cơ cấu, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
  • Đáp ứng nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân, giảm nhẹ mất cân đối về kinh tế.

b. Thành tựu:

Sau 5 năm, nước ta có những chuyển biến và tiến bộ đáng kể:

  • Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn được đà giảm sút và có bước phát triển:
    • Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 4,9% so với 1,9% của những năm 1976 - 1980.
    • Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,5% so với 0,6% trong những năm 1976 - 1980.
    • Thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm là 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước.
  • Về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, ta hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, công trình thuỷ điện Sông Đà, thuỷ điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.
  • Các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

c. Khó khăn:

  • Những khó khăn cũ chưa khắc phục, có mặt còn trầm trọng hơn, tình hình kinh tế - xã hội chưa ổn định.
  • Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và quản lý, chậm khắc phục.

II. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc 1975 - 1979

1. Bảo vệ biên giới Tây Nam

  • Tập đoàn Khơ me đỏ do Pôn pốt cầm đầu xâm phạm lãnh thổ nước ta.
  • Tháng 5/1975 chiếm Phú Quốc và đảo Thổ Chu.
  • 22/12/1978: tập đoàn “Khơ me đỏ” do Pôn pốt cầm đầu, tấn công nước ta từ Hà Tiên đến Tây Ninh.
  • Quân ta phản công, tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược..
  • 7/1/1979 quân đội Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công, xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn pốt, giải phóng Phnôm Pênh (7/1/1979)
  • Ý nghĩa: đem lại hòa bình cho biên giới Tây Nam.

2. Bảo vệ biên giới phía Bắc

  • Hành động của Trung Quốc: ủng hộ Pôn pốt chống Việt Nam, khiêu khích dọc biên giới phía Bắc, dựng nên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia.
  • Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc ngày 17/2/1979 từ Móng Cái đến Phong Thổ (Lai Châu).
  • Nhân dân Việt Nam ở 6 tỉnh phía Bắc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, Trung Quốc rút quân từ 18/3/1979.

Ý nghĩa:

  • Giữ gìn hòa bình, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
  • Khôi phục tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác giữa VN - Trung Quốc - Campuchia với tinh thần "khép lại quá khứ, mở rộng tương lai".

Các lần Đại hội Đảng:

  1. Từ ngày 28 đến 31-3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng đã họp tại một địa điểm ở phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) nhằm xác định đường lối cho thời kỳ đấu tranh mới khi Đảng đã phục hồi. Tham dự Đại hội có 13 đại biểu, lúc này đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang công tác ở Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, nên không tham dự được.
  2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết đó. Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951. Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên đang sinh hoạt trong Đảng bộ toàn Đông Dương. Đến dự Đại hội còn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Xiêm (Thái Lan).
  3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960. 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội.
  4. Trước hoàn cảnh lịch sử trong nước và thế giới có nhiều thuận lợi đồng thời cũng có nhiều khó khăn thách thức, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976. 1008 đại biểu thay mặt hơn 1.550.000 đảng viên trong cả nước dự Đại hội.
  5. Sau năm năm kể từ Đại hội lần thứ IV, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, họp từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 3 năm 1982 tại Thủ đô Hà Nội.
  6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18-12-1986. Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế.
  7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991.
  8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 28-6 đến 1-7-1996, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước.
  9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22 tháng 4 năm 2001, với sự tham gia của 1.168 đại biểu là những đảng viên ưu tú được bầu từ các đại hội đảng bộ trực thuộc, đại diện cho 2.479.719 đảng viên trong toàn Đảng.
  10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội của trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển bền vững - họp từ ngày 18-4-2006 đến ngày 25-4-2006 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 25

Câu 1: Đại hội Đảng toàn quốc lần IV của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào lúc nào?

A. Từ 12 đến 18/12/1976

B. Từ 14 đến 20/12/1976

C. Từ 10 đến 20/12/1976

D. Từ 15 đến 20/12/1976

Câu 2: Đại hội lần thứ V của Đảng khẳng định điều gì?

A. Tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa đã vạch ra từ Đại hội lần thứ IV

B. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước

C. Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Đại hội lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thời gian nào?

A. Từ 27 đến 31/3/1980

B. Từ 27 đến 31/3/1981

C. Từ 27 đến 31/3/1982

D. Từ 27 đến 31/3/1985

Câu 4: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây chưa phải là quyết định của Đại hội lần này?

A. Đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Đề ra đường lối xây dựng CNXH trong cả nước

C. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980)

D. Thực hiện đường lối đổi mới đất nước

Câu 5: Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) là gì?

A. Khôi phục và phát triển kinh tế

B. Cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân

C. Vừa xây dựng đất nước, vừa cải tạo XHCN

D. Xây dựng nền văn hóa mới

Câu 6: Nền kinh tế của ta sau 5 năm vẫn còn mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đó là hạn chế của thời kì nào?

A. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 (1960 - 1965)

B. Thời kì khôi phục kinh tế miền Bắc (1986 - 1973)

C. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980)

D. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1981 - 1985)

Câu 7: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây chưa phải là quyết định của Đại hội này?

A. Cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH

B. Tiếp tục đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước

C. Thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta phải trải qua nhiều chặng

D. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981 - 1985)

Câu 8: Điểm nào sau đây chưa phải là thành tựu chủ yếu của kế hoạch nhà nước (1981 - 1985)?

A. Sản xuất lương thực tăng bình quân từ 13,4 triệu tấn trong thời 1976 - 1980 lên đến 17 triệu tấn

B. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 6,4% so với 0,4% trong thời kì 1976 - 1980

C. Đã ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân

D. Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn

Câu 9: Từ sau 30/4/1975, để bảo vệ an toàn lãnh thổ của Tổ quốc, Việt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào?

A. Quân xâm lược Mĩ

B. Tập đoàn Pôn Pốt (Cam - pu - chia)

C. Cuộc tiến công biên giới phía Bắc của quân Trung Quốc

D. Câu B và C đúng

Câu 10: Nguyên nhân của những khó khăn yếu kém trong thực việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) là gì?

A. Do nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tàn phá nặng nề.

B. Do chính sách cấm vận của Mĩ đã làm cản trở quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước

C. Sự khống chế, phá hoại của các lực lượng thù địch

D. Cả 3 ý trên đều đúng

---------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 12 bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về vai trò, ý nghĩa và diễn biến của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ năm 1976 - 1986...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử 12 bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986). Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Lịch sử 12, Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

C. Đề minh họa 2020 lần 2

  1. Đề minh họa môn Toán 2020 lần 2
  2. Đề minh họa Ngữ văn năm 2020 lần 2
  3. Đề minh họa môn Tiếng Anh 2020 lần 2
  4. Đề minh họa môn Hóa năm 2020 lần 2
  5. Đề minh họa môn Vật lý năm 2020 lần 2
  6. Đề minh họa môn Sinh học năm 2020 lần 2
  7. Đề minh họa Địa Lý năm 2020 lần 2
  8. Đề minh họa môn Lịch sử năm 2020 lần 2
  9. Đề minh họa môn GDCD năm 2020 lần 2
  10. Đề minh họa tiếng Đức năm 2020 lần 2
  11. Đề minh họa tiếng Nhật năm 2020 lần 2
  12. Đề minh họa tiếng Nga năm 2020 lần 2
  13. Đề minh họa tiếng Trung Quốc năm 2020 lần 2
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 12

    Xem thêm