Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 18 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 18

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 18 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Tài liệu được chia làm 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Câu hỏi thuộc mức độ nhận biết (12 câu):

Câu 1. Trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947: “Ở hướng đông, quân ta phục kích đánh địch trên đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu nhất là trận đánh phục kích ở....”

A. đèo Bông Lau.

B. Chợ Mới, chợ Đồn.

C. Đoan Hùng, Khe Lau.

D. Chiêm Hoá, Tuyên Quang.

Câu 2. “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” Câu văn trên trích trong văn bản nào?

A. Tuyên ngôn độc lập.

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.

D. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.

Câu 3. Tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là ai?

A. Hồ Chí Minh.

B. Võ Nguyên Giáp.

C. Phạm Văn Đồng.

D. Trường Chinh.

Câu 4. Điền từ còn thiếu vào dấu chấm “Phải phá tan cuộc tấn công ………. của giặc Pháp”.

A. mùa đông

B. mùa xuân

C. mùa hạ

D. mùa thu

Câu 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?

A. Sáng 19-12-1946

B. Trưa 19-12-1946

C. Chiều 19-12-1946

D. Đêm 19-12-1946

Câu 6. Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta xác định là:

A. Toàn dân, toàn diện.

B. Toàn dân, toàn diện và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN.

C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.

Câu 7. Tháng 6 năm 1948, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào

A. thi đua yêu nước toàn quốc.

B. thi đua chống Pháp toàn quốc.

C. thi đua giết giặc lập công.

D. tất cả các phong trào trên.

Câu 8. Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương thông qua việc

A. đồng ý cho chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơ ve năm 1949 ở Đông Dương.

B. trực tiếp viện trợ cho Pháp mở rộng chiến tranh Đông Dương.

C. đồng ý cho Pháp lập phòng tuyến boong-ke và vành đai trắng ở đồng bằng Bắc bộ.

D. đồng ý cho Pháp đưa quân Âu-Phi sang tham chiến trên chiến trường Đông Dương.

Câu 9. Nhằm chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tiến công lên Việt Bắc lần 2, mong muốn giành thắng lợi, nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tháng 5/1949 được sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch

A. Bôlae

B. Rơve

C. Đờ Lát đơ Tátxinhi

D. Nava

Câu 10. Trong chiến dịch Biên giới 1950, ở mặt trận hướng Tây, quân dân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật nhất là

A. trận Đoan Hùng, Khe Lau

B. trận Đèo Bông Lau

C. trận Thất Khê

D. trận Chợ Đồn, chợ Rã

Câu 11. Hành động khiêu khích nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước, tiến công quân ta là hành động nào?

A. Khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

B. Chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương.

C. Gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội.

D. Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta ở Nam bộ và Nam Trung Bộ

Câu 12. Trong chiến dịch Biên giới 1950, trận đánh nào ác liệt và có ý nghĩa nhất?

A. Đông Khê.

B. Thất Khê.

C. Phục kích đánh địch trên đường số 4.

D. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy.

2. Câu hỏi thuộc mức độ thông hiểu (12 câu)

Câu 1. Mục tiêu chiến lược của ta khi quyết định mở Chiến dịch Biên giới 1950 là nhằm

A. tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.

B. khai thông đường biên giới biên giới Việt - Trung.

C. tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng.

D. để đánh bại kế hoạch Rơ-ve.

Câu 2. Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là

A. tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm phân tán một bộ phận lớn quân địch.

B. bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não của ta.

C. bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu.

D. làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 3. Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của ta là

A. làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

B. giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.

C. buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.

D. bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

Câu 4. Với thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường

A. Bình – Trị – Thiên.

B. Nam bộ.

C. Bắc bộ.

D. Liên khu V.

Câu 5. Âm mưu của Pháp sau thất bại ở Việt Bắc là

A. thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

B. tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.

C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.

D. kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Câu 6. Hành lang Đông -Tây mà Pháp thiết lập theo nội dung kế hoạch Rơ ve bao gồm

A. Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên

B. Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Lai Châu

C. Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La

D. Hải Phòng, Hà Nội, Sơn La, Thái Nguyên

Câu 7. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thái độ của thực dân Pháp như thế nào?

A. Đẩy mạnh việc xâm lược nước ta một lần nữa.

B. Rút hết quân về nước.

C. Thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định sơ bộ và tạm ước.

D. Tiếp tục đề nghị và đàm phán với ta.

Câu 8. Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cuộc kháng chiến của ta có thêm thuận lợi mới là

A. Liên Xô,Trung Quốc và các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.

B. các nước châu Phi và thuộc địa của Pháp giành được độc lập.

C. hai nước Lào và Campuchia giành độc lập.

D. nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.

Câu 9. “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc”. Đó là 3 mục đích mà Đảng ta đã đề ra trong

A. Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

C. Chiến dịch Hòa Bình- Thượng Lào.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 10. Cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 năm 1946, thành phố nào đã kìm được chân địch lâu nhất?

A. Hải Phòng.

B. Nam Định.

C. Huế.

D. Hà Nội.

Câu 11. Sau khi rút khỏi Hà Nội, các cơ quan Đảng chính phủ, mặt trận, các đoàn thể của ta đã chuyển lên căn cứ địa nào?

A. Việt Bắc.

B. Cao Bằng.

C. Bắc Sơn.

D. Bắc Sơn – Võ Nhai.

Câu 12. Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là?

A. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện.

B. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa.

C. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động.

D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát trên đài phát thanh.

3. Câu hỏi thuộc mức độ vận dụng thấp: (12 câu)

Câu 1. “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Hồ Chủ Tịch dành cho

A. Đội Cứu quốc quân.

B. Trung đoàn Thủ Đô.

C. Việt Nam giải phóng quân.

D. Vệ Quốc Quân.

Câu 2. Tính nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta biểu hiện ở điểm nào?

A. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta.

B. Mục đích kháng chiến của Đảng ta.

C. Quyết tâm kháng chiến của Đảng ta.

D. Đường lối kháng chiến của Đảng ta.

Câu 3. Quyết định của Đảng và Chính phủ ta trước hành động bội ước của thực dân Pháp cuối năm 1946 là

A. tiếp tục nhân nhượng, hòa hoãn với Pháp.

B. đề nghị chính phủ Pháp thương lượng, đàm phán.

C. phát động toàn quốc kháng chiến.

D. kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp.

Câu 4. Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đặt quan hệ ngoại giao với ta đầu năm 1950 đã

A. tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho cuộc kháng chiến của ta.

B. chứng tỏ sự thất bại của Pháp trong việc cô lập cuộc kháng chiến của ta.

C. phá được thế bao vây Việt Bắc của Pháp trong kế hoạch Rơ ve.

D. giúp ta tạo ra mối quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.

Câu 5. Thực chất của chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của Pháp là

A. thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.

B. thực hiện chiến lược đánh lâu dài với ta.

C. chuyển sang hình thức xâm lược thực dân mới.

D. cuộc chiến tranh tổng lực.

Câu 6. Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơ ve đã làm cho

A. cả nước ta biến thành chiến trường.

B. toàn bộ vùng Bắc bộ bị bao vây.

C. khu tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây.

D. vùng Bắc bộ và Trung bộ bị bao vây.

Câu 7. Trong những năm 1947 – 1948, Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương gì để đối phó với những âm mưu và hành động của thực dân Pháp?

A. Mở các cuộc tấn công đánh địch trên các mặt trận chính diện.

B. Phát triển chiến tranh du kích rộng rãi ở các vùng tạm chiến.

C. Tạm thời rút vào hoạt động bí mật.

D. Mở những cuộc tấn công nhỏ nhằm phân tán và tiêu hao sinh lực địch.

Câu 8. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho

A. cả nước đi vào cuộc kháng chiến toàn diện.

B. cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

C. Đảng và cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn.

D. nhân dân miền Bắc có điều kiện đẩy mạnh sản xuất.

Câu 9. Tháng 6/1949 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt đã quyết định tiến tới thống nhất thành một tổ chức có tên là

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Việt Nam độc lập đồng minh.

C. Mặt trận Liên Việt.

D. Mặt trận Việt Nam.

Câu 10. Mục tiêu lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 vào tháng 12/1946 nhằm

A. làm tiêu hao sinh lực địch, khai thông biên giới.

B. làm cho địch hoang mạng lo sợ, để cho ta có thời gian di chuyển cơ quan đầu não an toàn.

C. để cho ta có thời gian di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ trung ương Đảng, chính phủ về căn cứ an toàn.

D. quyết tâm tiêu diệt địch ở các thành phố lớn.

Câu 11. Ai là người trực tiếp nghiên cứu, chỉ đạo kế hoạch tác chiến Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?

A. Trường Chinh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Hồ Chí Minh

D. Phạm Văn Đồng

Câu 12. Trước sự bội ước của thực dân Pháp sau khi đã ký với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), nhân dân ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp?

A. Thực hiện một cuộc tổng di chuyển các cơ quan quan trọng, nhà máy, xí nghiệp...

B. Tiến hành tiêu thổ để cho tiện kháng chiến lâu dài.

C. Xây dựng lực lượng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa.

D. Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tốt phục vụ cuộc kháng chiến lâu dài.

4. Câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao (4 câu)

Câu 1. Trong Chiến dịch Biên giới, hình thức đấu tranh nào phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên Khu V và Nam Bộ?

A. Chiến tranh nhân dân.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Chiến tranh du kích.

D. Đấu tranh vũ trang.

Câu 2. Lối đánh nào được quân dân ta thể hiện trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

A. Đánh du kích.

B. Bám thắt lưng địch mà đánh.

C. Công kiên, đánh điểm, diệt viện

D. Đánh du kích, mai phục dài ngày

Câu 3. Thực hiện kế hoạch Rơve, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm mục đích gì?

A. Bao vây biên giới Việt – Trung, chặn con đường liên lạc của ta với các nước XHCN khác.

B. Bao vây biên giới Việt – Trung nhằm khóa chặt Việt Bắc từ hướng Đông, Bắc.

C. Bao vây biên giới Việt – Trung nhằm ngăn chặn Trung Quốc giúp đỡ Miền Bắc.

D. Bao vây biên giới Việt – Trung nhằm ngăn chặn không cho hàng hóa Trung Quốc sang thị trường Việt Nam.

Câu 4. Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự thắng lợi của cả hai chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu – đông 1950?

A. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân ta.

B. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh.

C. Do sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

D. Do đường lối kháng chiến chống Pháp đúng đắn.

Câu 5: Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?

A. Kháng chiến toàn diện.

B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ ủng hộ từ bên ngoài.

C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia.

D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 6. Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến thể hiện 6 điểm nào?

A. Nội dung của đường lối kháng chiến của ta.

B. Mục đích cuộc khởi nghĩa của ta là chính nghĩa.

C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.

D. Chủ trương sách lược của Đảng ta.

Câu 7. Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến của ta biểu hiện ở

A. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta.

B. Mục đích kháng chiến của Đảng ta.

C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.

D. Đường lối kháng chiến của Đảng ta.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 18 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm