Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới theo CV 5512 (tiết 1)
Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 2: Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 - 1794 (tiết 1)
Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 2: Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 - 1794 (tiết 2)
Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới (tiết 2)
Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết được một số phát minh lớn cách mạng công nghiệp, hệ quả cách mạng công nghiệp
- Biết được sự bành trướng của các nước tư bản ở các nước Á, Phi
GDBVMT: Khai thác nội dung hình 12, 13, 15, 16 để nhận thấy sự biến đổi môi trường lao động; những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức người lao động và môi trường sinh sống.
2. Thái độ:
- ND thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu SX
- Sự áp bức, bóc lột của CNTB đã gây nên bao nhiêu đau khổ cho N/dân lao động trên thế giới
3. Kỹ năng:
- Học sinh biết sử dụng kênh hình SGK.
- Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhân định, liên hệ thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sử dụng các BĐ trong SGK
- Sử dụng các kênh hình trong SGK
Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên:Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ nước Anh giữa TK XVIII và nửa đầu TK XIX.
Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Kiểm tra: 3 phút
? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối TK XVIII?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về cuộc cách mạng công nghiệp, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 5 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV dùng bản đồ thế giới và trả lời câu hỏi sau
Nêu tên và xác định vị trí các nước công nghiệp ở châu Âu?
- Dự kiến sản phẩm: Anh, Pháp, Đức..... HS xác định được vị trí các nước đã nêu.
* Giới thiệu bài: Cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh và lan nhanh ra các nước tư bản khác (Pháp, Đức) cách mạng công nghiệp ra đời làm cho kinh tế tư bản phát triển mạnh => hệ quả hình thành hai giai cấp của xã hội tư bản....
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: I. Cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp ở Anh
- Mục tiêu: Biết được một số phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 20 phút
- Tổ chức hoạt động
GV Yêu cầu HS đọc thông tin và hoàn thành bảng thống kê những phát minh quan trọng
- Dự kiến sản phẩm
Thời gian | Người phát minh | Tên phát minh | Ý nghĩa phát minh |
1764
| Giêm Hagrivơ
| Máy kéo sợi Gienni
| Sử dụng từ 16 đến 18 cọc suốt=>năng suất lao động tăng từ 16-18 lần |
1769
| Ác crai tơ
| Máy kéo sợi chạy bằng sức nước
| Sợi dệt chắc hơn
|
1785
| Ét-mơn-cacrai
| Máy dệt chạy bằng sức nước
| Tăng năng suất gần 40 lần, cho ra sợi nhỏ dai
|
1784
| Giêm oát
| Máy hơi nước
| Tạo ra nguồn động lực mới giảm sức lao động cơ bắp của con người.
|
1814
| Xti-phen-xơn
| Đầu máy xe lửa đầu tiên
| Thúc đẩy việc vận chuyển nguyên liệu trong cách mạng công nghiệp
|
1735 | Abra ham
| Phương pháp nấu than cốc
| Đóng góp quan trọng cho việc luyện gang thép |
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp - Đức (Giảm tải) 3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp - Mục tiêu: Biết được hệ quả của cách mạng công nghiệp - Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm - Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa - Thời gian: 17 phút - Tổ chức hoạt động | |
Hoạt động của GV và HS | Nội dung KT cần đạt |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm. Thời gian: 4 phút Nhóm 1 + 2: Quan sát lược đồ H17,18 (SGK) em hãy nêu những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành C/m CN? Cách mạng công nghiệp đã đưa đến những hệ quả gì? Nhóm 3 + 4: Cách mạng công nghiệp đã làm cho cơ cấu xã hội thay đổi ntn? Cho biết mối quan hệ giữa hai giai cấp này GDBVMT: Quan sát hình 17 để nêu những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng Công nghiệp Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
| 2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp - Đức (Giảm tải) 3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp - Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản như: + Hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn + Năng suất lao động tăng - Xã hội: Hình thành hai giai cấp Tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau → đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.
|
Nước Anh giữa thế kỷ XVIII | Nước Anh nửa đầu TK XIX. |
- Chỉ có 1 số trung tâm sản xuất thủ công | Xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm hầu hết nước Anh. Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá. |
- Có 4 thành phố trên 50.000 dân | - Có 14 thành phố trên 50.000 dân. |
- Chưa có đường sắt. | - Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp |
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
|
Giáo án môn Lịch sử lớp 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Một số phát minh chủ yếu về kĩ thuật và quá trình công nghiệp hóa ở các nước Âu – Mĩ từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.
- Đánh giá được hệ quả kinh tế, xã hội của cách mạng công nghiệp.
- Cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở một số nước với những hình thức khác nhau: thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a, Minh Trị Duy tân ở Nhật, nội chiến ở Mĩ, cải cách nông nô ở Nga.
2. Tư tưởng:
- Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã gây nên bao đau khổ cho nhân dân thế giới
- Nhân dân thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu kỹ thuật sản xuất
3. Kỹ năng:
- Khai thác nội dung kênh hình
- Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, liên hệ thực tế.
II. Chuẩn bị:
GV: Tìm hiểu nội dung 1 số kênh hình trong sách giáo khoa. Sưu tầm tài liệu liên quan
HS: Xem trước bài mới
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Cách mạng Pháp đã được phát triển qua mấy giai đoạn.
? Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII.
3. Bài mới:
Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở nước Anh và sau đó đã lan rộng ra các nước tư bản khác đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung | ||||||||
Hoạt động 1: Biết được một số phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp. ? Vào thời gian nào máy móc được phát minh và sử dụng trong ngành dệt ở Anh. GV: Quan sát H. 12 và H.13 em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi như thế nào? HS: H.12 một người kéo sợi với một cọc sợi, H.13 một người kéo với 16 cọc sợi. * GDMT: Sự biến đổi từ môi trường lao động (trước kia nông dân lao động ở đồng ruộng, bây giờ trong công xưởng chật hẹp, ngột ngạt….); những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước…; ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và môi trường sinh sống. GV: Điều gì xảy ra khi máy sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi? HS: Tình trạng thừa sợi. ? Khi máy kéo sợi Gien-ni làm ra được nhiều sợi như thế thì lúc này cần đến máy móc nào để dệt được nhiều sợi hơn. HS: Máy dệt ? Ai là người đã sáng tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước. GV: Máy dệt làm năng suất tăng mấy lần? HS: Tăng 40 lần ? Mặc dù máy dệt làm cho năng suất tăng rất nhiều nhưng bên cạnh đó máy dệt này có điều gì hạn chế. HS: Phải xây dựng nhà máy gần khúc sông chảy xiết, đặc biệt về mùa đông máy phải ngưng hoạt động vì nước đóng băng. ? Năm 1784 ai là người đã chế tạo thành công máy hơi nước khắc phục được tất cả các nhược điểm trên. HS: Giêm-Oát (1736 – 1819). Các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào. GV: Giới thiệu đôi nét về Giêm-Oát (1736-1819), xuất thân từ 1 thợ học nghề. Ông là kĩ sư, và cống hiến chủ yếu của ông là máy hơi nước khi công nghiệp Anh mới bắt đầu. Sau khi ông mất , người ta đã quyết định dựng bia kỷ niệm Giêm-Oát với dòng chữ: “Người đã nhân lên gấp nhiều lần sức mạnh của con người” GV: Vì sao máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải? HS: Do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu. hành khách tăng… nên máy móc được sử dụng nhiều hơn. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát h.15 và tường thuật nội dung: “Đây là buổi lễ khánh thành đường sắt đầu tiên ở Anh vào năm 1825. Nhân dân suốt đêm không ngủ, tụ tập dọc theo con đường sắt được xây dựng lần đầu tiên trên thế giới. Đến giờ quy định, xe lửa chuyển bánh. Đầu máy kéo được 33 toa, do Gióoc-giơ Xti-phen-xtơn lái. Ông là thợ cơ khí, tự học thành kĩ sư chế tạo đầu tàu xe lửa hoàn hảo nhất. Quần chúng đi trước rồi đến một người cầm cờ cưỡi ngựa, theo sau là đoàn kị sĩ. Khi đến con đường dốc, ông ra hiệu tránh đường, tăng tốc lên 24km/h. Đoàn tàu lao về phía trước, bỏ xa các kị sĩ ở phía sau. Trong đám quần chúng đông đúc, nhiều người kêu to tỏ vẻ vui mừng, song cũng không hãi hùng và kinh ngạc”. GV: Kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh? HS: Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. GV: cho HS quan sát hình 13, 14, 15 trong SGK nêu ý nghĩa của những phát minh này. Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ quả chung của cách mạng công nghiệp. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát h.17, 18 và nêu những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp.
* GDMT: Do sự phát triển của cách mạng công nghiệp nên đã xuất hiện nhiều khu công nghiệp mới và các trung tâm khai thác than đá cũng ra đời đã tác động đến môi trường sống của nhân dân rất nhiều. GV: Về mặt xã hội có gì thay đổi? HS: Hình thành 2 giai cấp Tư sản và vô sản. GV: Quan hệ giữa 2 giai cấp này như thế nào? HS: Có mâu thuẫn không thể điều hòa nên giai cấp vô sản đã đứng lên đấu tranh. | I. Cách mạng công nghiệp 1. Cách mạng công nghiệp ở Anh - Thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt. + 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế máy kéo sợi Gien-ni. Năm 1769 Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. + 1785 Ét-mơn Các-rai chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước. - Đặc biệt 1784 Giêm Oát phát minh máy hơi nước khắc phục được tất cả các nhược điểm của các máy móc trước đây. - Nhờ cách mạng công nghiệp, nước Anh chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Anh là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. 3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp - Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. - Xã hội, hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản, mâu thuẫn gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. |
4. Củng cố
Bài tập: Nối cột A và Cột B sao cho phù hợp:
?Nước Anh có biến đổi gì sau cách mạng công nghiệp?
5. Dặn dò
- Học bài và làm bài tập.
- Xem trước phần II, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa
- Tìm hiểu những sự kiện chứng tỏ chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới theo CV 5512 (tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới