Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 11 bài Luân lí xã hội ở nước ta

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án Ngữ văn 11 bài Luân lí xã hội ở nước ta được trình bày ngắn gọn giúp các em học sinh dễ nắm được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta; hiểu được nghệ thuật văn chính luận và rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích đặc điểm văn chính luận.

Giáo án Ngữ văn 11 bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Giáo án Ngữ văn lớp 11 cơ bản

LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Phan Châu Trinh

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

  • Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta.
  • Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận. Có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ thể.

B. CHUẨN BỊ:

  • Thầy: Soạn giáo án
  • Trò: Trả lời câu hỏi HDHB SGK

C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới

Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và yếu kém về mọi mặt, do chính sách "Ngu dân" mà thực dân Pháp áp đặt. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người con ưu tú của dân tộc đã có tư tưởng tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Một trong số đó là nhà yêu nước Phan Châu Trinh tinh thần yêu nước nồng nàn của ông đã được thể hiện trong bài Đạo đức và luân lí Đông Tây và tiêu biểu là đoạn trích về luân lí xã hội ở nước ta.

Hoạt động 3: Bài mới

HĐ của GVHĐ của HSNội dung cần đạt

Gọi HS đọc TD SGK

Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phan Châu Trinh?

Đọc TD SGK

I. Đọc- tiếp xúc văn bản

1. Tác giả:

Phan Châu Trinh (1872 - 1926)

Tự là: Tử Cán

Hiệu là: Tây Hồ

Biệt hiệu là: Hi Mã

Quê: làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam)

Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, có ra làm quan một thời gian ngắn rồi cáo về

Ông có sang Trung Quốc, Nhật Bản để xem xét thời cuộc. Ông chủ trương bãi bỏ chế độ quân Chủ, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp. lợi dụng chiêu bài khai hoá thuộc địa để đấu tranh hợp pháp, không tán thành bạo động cách mạng.

Năm 1908, phong trào chống sưu thuế nổ ra ở Trung kì, ông bị bắt đày ra Côn Đảo ba năm. Sau đó ông sang Pháp, tranh thủ sự giúp đỡ của hội Nhân quyền Pháp, đòi chính phủ Pháp ở Đông Dương phải cải thiện bầu không khí chính trị, chống khủng bố, đàn áp, sưu thuế... song việc không thành.

Đánh giá bài viết
1 2.966
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm