Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều

Giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều

Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Giáo án giúp thầy cô có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu cho học sinh. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

Giáo án Bài mở đầu

(Nội dung và cấu trúc sách)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- HS hiểu được những nội dung chính của sách Ngữ văn 11.

- Biết được cấu trúc của sách và các bài học trong sách.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Học sinh nắm được các yêu cầu về đọc các kiểu văn bản sẽ được học trong sách Ngữ văn 11.

- Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.

- Học sinh được rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe về một vấn đề nào đó trong xã hội cũng như trong văn học.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS hứng thú với môn học Ngữ văn và có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?: Em hãy kể tên những văn bản đã được học và thể loại tương ứng với tác phẩm đó trong chương trình học lớp 10.

- HS trả lời, GV chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bài Mở đầu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và cách học sách Ngữ văn 11

a. Mục tiêu: HS có cái nhìn bao quát chung về nội dung cuốn sách qua tìm hiểu về hình thức, bố cục và các nội dung lớn trong sách. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ Văn.

b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã có phương án trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 5 phút:

+ Có những thể loại văn học nào được hướng dẫn đọc hiểu ở sách Ngữ văn11? Liệt kê tên các văn bản được học trong chương trình theo các thể loại vào bảng sau:

Thể loại

Các văn bản tìm hiểu

+ Thể loại nào mới so với sách Ngữ văn 10? Em cần chú ý điều gì khi đọc hiểu các văn bản văn học?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhanh sản phẩm PHT.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm.

Bước 4: Nhận xét

- GV nhận xét sản phẩm, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc mục II. Thực hành tiếng Việt (trang 7/SGK) và trả lời câu hỏi:

+ Nội dung tiếng Việt bao gồm những nội dung gì? Những nội dung tiếng Việt đó thường được biên soạn theo yêu cầu như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trả lời câu hỏi.

- GV kiểm tra sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận định sản phẩm, nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.

I. Học đọc

- Văn bản truyện: Tiễn dặn người yêu (truyện thơ dân tộc Thái), Bích Câu kì ngộ (Vũ Quốc Trân), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Những người khốn khổ (Vich-to Huy-gô),…

- Văn bản thơ: Sóng (Xuân Quỳnh), Tôi yêu em (Pu-skin), Hôm qua tát nước đầu đình (ca dao), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiều),…

- Văn bản kí: Thương nhớ mùa xuân (Vũ Bằng), Vào chùa gặp lại (Minh Chuyên), Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường),…

- Kịch bản văn học: Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Uy-li-am Sếch-xpia), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), Trương Chi (Nguyễn Đình Thi).

- Thơ văn Nguyễn Du: Trao duyên, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề Nguyền, Đọc Tiểu Thanh kí.

- Văn bản nghị luận:

+ Nghị luận xã hội: Tôi có một giấc mơ (Mác –tin Lu-thơ Kinh), Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động (Nguyễn Thị Bình).

+ Nghị luận văn học: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân (Nguyễn Đăng Mạnh)

- Văn bản thông tin: Phải coi luật pháp như khi trời để thở (Lê Quang Dũng), Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái (Hàm Châu), Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ (Phạm Văn Tình), Sông nước trong tiếng miền Nam (Trần Thị Ngọc Lang).

→ -Các thể loại truyện thơ dân gian, kí và kịch bản văn học là những thể loại mới so với sách Ngữ văn 10.

- Những chú ý khi đọc hiểu các văn bản văn học:

+ Truyện: việc đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm phải gắn với đặc trưng thể loại. Vì vậy, cần đọc trực tiếp văn bản, nhận biết đặc điểm và cách đọc của thể loại.

+ Thơ: cần vận dụng yêu cầu về cách đọc hiểu thơ, vừa cần chú ý những yêu cầu riêng của mỗi văn bản thơ như: đặc điểm của thơ có yếu tố tượng trưng, nhận biết, và phân tích được tác dụng của các yếu tố này trong việc biểu đạt nội dung.

+ Kí: cần nắm được các đặc điểm chung và riêng của mỗi thể loại trong đó. Ngoài ra, cần nhận biết và thấy được sự kết hợp giữa sự thực và tưởng tượng, hư cấu và phi hư cấu,…

+ Kịch bản văn học: cần chú ý ngôn ngữ và hình thức trình bày của loại văn bản này, nhận biết và thấy được tác dụng của cách trình bày ấy.

+ Thơ văn Nguyễn Du: chú ý các yêu cầu đọc hiểu truyện thơ Nôm, thơ chữ Hán, vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du để hiểu sâu tác phẩm của ông.

+ Văn bản nghị luận: chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và các tác giả nêu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo,..

+ Văn bản thông tin: chú ý nhận biết cách triển khai thông tin, tác dụg của các yếu tố hình thức, bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin; đề tài, cách đặt nhan đề, thái độ, quan điểm người viết.

II. Thực hành tiếng Việt

- Nội dung: kiến thức lí thuyết và bài tập rèn luyện trong mỗi bài.

+ Kiến thức lí thuyết: nêu khái niệm, ví dụ về đơn vị hoặc hiện tượng cần quan tâm trong tiếng Việt.

+ Các bài tập rèn luyện:

· Nhận biết các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã học ở phần kiến thức lí thuyết.

· Phân tích, lí giải đặc điểm hoặc vai trò, tác dụng của các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã được học.

· Vận dụng kiến thức về các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã được học vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản, sửa một số lỗi ngữ pháp thường gặp.

III. Học viết

1. Quy trình và kĩ năng viết

- Các kĩ năng viết cần rèn luyện:

+ Mở bài (theo lối phản đề, nêu câu hỏi, so sánh), kết bài theo các cách khác nhau và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.

+ Câu văn suy luận lô gích và câu văn có hình ảnh trong bài văn nghị luận.

+ Người viết và người đọc giả định, cách xưng hô trong bài viết.

+ Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp và đoạn văn phối hợp.

+ Các yếu tố hình thức của truyện và tác dụng của chúng.

+ Các yếu tố hình thức của thơ và tác dụng của chúng.

+ Cách trích dẫn trong bài viết.

+ Cách biểu cảm và sử dụng các từ lập luận trong văn bản nghị luận.

+ Cách phân tích dẫn chứng và thao tác lập luận bác bỏ.

2. Các kiểu văn bản và yêu cầu viết

- Nghị luận:

+ Viết được văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

+ Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng); nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

- Thuyết minh:

+ Viết được bài thuyết minh tổng hợp có lồng ghéo một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

+ Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dung các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo,…

IV. Học nói và nghe

- Nói:

+ Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí, kết cấu bài có ba phần rõ ràng; nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.

+ Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa).

+ Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng kết hợp đa phương tiện để việc trình bày được rõ ràng, sinh động và hấp dẫn.

- Nghe:

+ Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói.

+ Nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình.

+ Biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

- Nói nghe tương tác: Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách hiệu quả và có văn hóa.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung 

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo án Ngữ văn lớp 11 cánh diều. Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu để chuẩn bị cho bài giảng thật tốt nhé. Mời các bạn cùng theo dõi thêm tại mục Giáo án lớp 11.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm