Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Giáo án giúp thầy cô có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu cho học sinh. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Giáo án Công nghệ 11 Kết nối

BÀI 5: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

· Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi.

· Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.

2. Năng lực

· Năng lực chung:

· Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các phương pháp nhân giống vật nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.

· Năng lực riêng:

· Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi.

· Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.

3. Phẩm chất

· Tham gia tích cực trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, nhân giống vật nuôi.

· Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

· Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.

· Tranh, ảnh, video

· Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

· SHS Công nghệ chăn nuôi 11.

· Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về nhân giống vật nuôi đã học ở môn Công nghệ lớp 7.

b. Nội dung: GV sử dụng hình ảnh phần dẫn nhập SHS tr.28 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp nhân giống vật nuôi, mục đích của phương pháp chọn giống vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình ảnh phần dẫn nhập :

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh em vừa quan sát mô tả phương pháp chọn phối cùng giống hay phương pháp chọn phối khác giống? Mục đích của cách chọn phối này?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã được học trong chương trình Công nghệ 7 để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Đây là hình ảnh mô tả phương pháp chọn phối khác giống.

+ Mục đích của phương pháp này:

· Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có với yêu cầu.

· Giữ được và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đó.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Nhân giống vật nuôi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng vật nuôi.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I.1 trong SGK, yêu cầu HS nhắc lại khái niệm:

giống thuần chủng, nhân giống thuần chủng vật nuôi.

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục I.2 trong SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi: Mục đích của việc nhân giống thuần chủng vật nuôi là gì? Phương pháp này thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào? Vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm giống thuần chủng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 5.1 SGK tr.28 và trả lời câu hỏi:

+ Giống thuần chủng (giống thuần) là gì?

+ Nhân giống thuần chủng là gì?

- GV hướng dẫn HS đọc thêm thông tin về giống lợn Móng Cái SGK tr.28 và trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về giống lợn này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mục đích của nhân giống thuần chủng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục I.2 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng.

+ Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào?

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS thực hiện phần Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,...để tìm hiểu vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cặp đôi, hoạt động nhóm để tìm hiểu về mục đích của nhân giống thuần chủng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng

1.1. Khái niệm giống thuần chủng

- Giống thuần chủng (giống thuần): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước.

- Nhân giống thuần chủng: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống thuần chủng để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo.

1.2. Tìm hiểu mục đích của nhân giống thuần chủng

- Mục đích của nhân giống thuần chủng:

+ Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.

+ Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội.

+ Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.

- Một số đối tượng vật nuôi áp dụng được phương pháp nhân giống thuần chủng: lợn ỉ, lợn cỏ, gà Hồ, gà Tre,...

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo án Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu để chuẩn bị cho bài giảng thật tốt nhé. Mời các bạn cùng theo dõi thêm tại mục Giáo án lớp 11.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 11

    Xem thêm