Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Giáo án giúp thầy cô có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu cho học sinh. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Giáo án Lí 11 Chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG

BÀI 1: MÔ TẢ DAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· Thí nghiệm đơn giản về dao động, một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.

· Định nghĩa biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.

· Mô tả dao động điều hoà.

2. Năng lực

Năng lực chung:

· Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.

· Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do

· Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến dao động điều hòa, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

· Nhận thức vật lí: Định nghĩa biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha. Mô tả dao động điều hoà.

· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức về dao động để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.

3. Phẩm chất

· Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

· SGK, SGV, Giáo án.

· Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK

· Máy chiếu, máy tính (nếu có)

2. Đối với học sinh:

· SGK, SBT Vật lí 11

· Tư liệu, tranh ảnh, video,... liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về một số vật dao động để HS có được khái niệm ban đầu về dao động cơ và đặc điểm chung của chúng..

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh về vật dao động trong cuộc sống hằng ngày như đàn ghi ta rung động, dao động của quả lắc đồng hồ, dao động của cánh chim ruồi... thảo luận về khía niệm dao động cơ và những đặc điểm chung của dao động cơ.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về những đặc điểm chung của dao động cơ

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video/ hình ành về một số vật dao động trong thực tế

+ dây đàn ghita rung động

+ Xích đu đung đưa

+ Dao động của quả lắc đồng hồ

+ Dao động của cánh chim ruồi để giữ cho cơ thể bay tại chỗ trong không trung khi hút mật

- GV đặt câu hỏi: Vậy dao động có đặc điểm gì và được mô tả như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

(HS chưa cần trả lời chính xác và đầy đủ: ví dụ các vật đều chuyển động quanh một vị trí đặc biệt)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Mô tả dao động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm dao động tự do

a. Mục tiêu:

- HS làm thí nghiệm, quan sát để tìm ra những đặc điểm chung của dao động

b. Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm và thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu những đặc điểm chung của dao động điều hòa.

c. Sản phẩm học tập: Rút ra được những đặc điểm của dao động điều hòa

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khái niệm dao động

- GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm bao gồm: lò xo nhẹ, dây nhẹ không dãn, vật nặng và giá đỡ

- GV cho HS làm việc nhóm lần lượt theo các yêu cầu trong phần TL1 (SGK – tr5)

1. Từ một số dụng cụ đơn giản như: lò xo nhẹ, dây nhẹ không dãn, vật nặng và giá đỡ.

a) Em hãy thực hiện hai thí nghiệm sau:

- Cố định một đầu của lò xo, gắn vật nặng vào đầu còn lại của lò xo như Hình 1.2a. Kéo vật nặng xuống một đoạn theo phương thẳng đứng và buông nhẹ.

- Cố định một đầu của dây nhẹ không dãn, gắn vật nặng vào đầu còn lại của dây. Kéo vật nặng để dây treo lệch một góc xác định và buông nhẹ.

b) Quan sát và mô tả chuyển động của các vật, nêu điểm giống nhau về chuyển động của chúng.

à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm

- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và phát biểu thành kết luận, yêu cầu HS ghi vào vở

- GV chiếu video về những thí nghiệm về sao động cho HS quan sát

- GV thông báo với HS: Dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau được gọi là dao động tuần hoàn.

- GV đưa ví dụ về dao động tuần hoàn (dao động của quả lắc đồng hồ) cho HS dễ hình dung.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời phần hoạt động 2, 3 (SGK – tr6)

TL2 (SGK – tr6) Nêu một số ví dụ về dao động tuần hoàn

TL3 (SGK – tr6) Hãy nêu một ứng dụng của dao động tuần hoàn trong cuộc sống

* Dao động tự do

- Xét các hệ thực hiện dao động: con lắc lò xo gồm vật nặng được gắn vào một đầu của lò xo (Hình 1.2a), con lắc đơn gồm vật nặng được gắn vào đầu một dây không dãn (Hình 1.2b).

- GV yêu cầu HS xác định các lực tác dụng lên con lắc lò xo và con lắc đơn.

- GV thông báo với HS: Lực đàn hồi tác dụng lên vật trong con lắc lò xo và trọng lực tác dụng lên vật trong con lắc đơn gọi là nội lực của hệ.

- GV kết luận về khái niệm của dao động tự do: Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực được gọi là dao động tự do (dao động riêng).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập trong SGK – tr8: Nêu một số ví dụ về các vật dao động tự do trong thực tế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về những đặc điểm của dao động cơ

- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. KHÁI NIỆM DAO ĐỘNG TỰ DO

1. Khái niệm dao động

* TL1 (SGK – tr5)

a) Thí nghiệm dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo

b) Mô tả chuyển động: con lắc lò xo và con lắc đơn dao động xung quanh một vị trí xác định.

- Điểm giống nhau về chuyển động của chúng:

+ Chuyển động có tính lặp lại

+ Chuyển động có giới hạn trong không gian

* Kết luận

Dao động cơ học là sự chuyển động có giới hạn trong không gian của một vật quanh một vị trí xác định gọi là vị trí cân bằng.

* TL2 (SGK – tr6)

Ví dụ về dao động tuần hoàn: chuyển động của con lắc đơn; chuyển động lên xuống của lò xo; dao động của sóng điện từ, chuyển động của con lắc đồng hồ,…

* TL3 (SGK – tr6)

Ứng dụng của dao động tuần hoàn trong cuộc sống: Dao động điện từ của dòng điện sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Dao dộng tự do

Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực được gọi là dao động tự do (dao động riêng)

LT (SGK – tr6)

Ví dụ về dao động tự do: Chiếc thuyền nhấp nhô tại chỗ neo, chuyển động đung đưa của chiếc lá, chuyển động của mặt nước gợn sóng, chuyển động của xích đu hoặc bập bênh, chuyển động của dây đàn guitar sau khi gảy,...

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo án Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo. Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu để chuẩn bị cho bài giảng thật tốt nhé. Mời các bạn cùng theo dõi thêm tại mục Giáo án lớp 11.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 11

    Xem thêm