Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

Giáo án Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo

Giáo án Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Giáo án giúp thầy cô có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu cho học sinh. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Giáo án Sử 11 Chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (6 tiết)

BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

1.1. Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.

1.2. Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cuộc cách mạng tư sản. Trình bày được kết quả, ý nghĩa của cách mạng tư sản.

1.3. Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề.

2.2. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Có nhận thức đúng đắn về một số cuộc cách mạng tư sản.

3. Về phẩm chất

3.1. Bồi dưỡng các phẩm chất chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án (kế hoạch dạy học): Dựa vào nội dung của Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.

- Tài liệu tham khảo, một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu, bảng hoạt động nhóm, phấn, …

2. Học sinh

Đọc trước thông tin trong sách giáo khoa để tìm hiểu bài học, sưu tập các tài liệu học tập về một số vấn đề chung về cách mạng tư sản, chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1 . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- Giáo viên cho HS đọc và xem phần mở đầu trong sách giáo khoa. Sau đó, GV tổ chức cho học sinh sinh hoạt nhóm đôi trình bày và giới thiệu về nội dung được yêu cầu.

GV đặt vấn đề: Lựa chon một sự kiện quan trọng nhất mỗi cuộc cách mạng tư sản dưới đây và nêu lí do chọn sự kiện đó, hoàn thành phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập số 1

Cuộc cách mạng

Sự kiện

Lí do chọn sự kiện

Cách mạng tư sản Anh

?

?

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

?

?

Cách mạng tư sản Pháp

?

?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.

Phiếu học tập số 1

Cuộc cách mạng

Sự kiện

Lí do chọn sự kiện

Cách mạng tư sản Anh

Ngày 30/1/1649, Sac-lơ I bị xử tử

Sự kiện này đánh dấu chế độ quân chủ chuyên chế sụp dổ, thành lập nền Cộng hòa

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Ngày 4/7/1776, thông qua Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mỹ ra đời

Sự kiện đánh dấu sự hình thành quốc gia mới, độc lập

Cách mạng tư sản Pháp

Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dâ Pa-ri tấn công nhà tù Ba-xti

Sự kiện mở đầu cách mạng tư sản Pháp

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tiền đề của cách mạng tư sản

a. Mục tiêu: 1.1, 2.1, 2.2, 3.1.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, chuẩn bị bài ở nhà. GV đặt vấn đề: Lập bảng thống kê về tiền đề của các cuộc các mạng tư sản.

Tiền đề

Nội dung

Kinh tế

Chính trị

Xã hội

Tư tưởng

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK trang 5, 6,7 và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Tiền đề

Nội dung

Kinh tế

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến. Các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh, các công trường thủ công ra đời với nghề phổ biến như len, dạ, vải, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim.

- Nhiều trung tâm công – thương nghiệp, tài chính xuất hiện.

- Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh ruộng đất, sản xuất hoặc cho thuê.

Chính trị - xã hội

- Chế độ phong kiến ở các nước Tây Âu khủng hoảng sâu sắc. Tình hình chính trị rối ren, ở các vùng đất bị xâm lược và cai trị bởi các thế lực bên ngoài như Nê-đéc-lan, Bắc Mỹ, người dân bị mất tự do về chính trị, bị đàn áp về tôn giáo, chịu sự bất bình đẳng về kinh tế.

- Sự phát triển kinh tế làm xã hội Tây Âu – Bắc Mỹ biến đổi sâu sắc, xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới, đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tư sản, quý tộc mới).

- Các giai cấp tầng lớp mới có thực lực kinh tế nhưng bị chế độ phong kiến chèn ép về chính trị, mâu thuẫn với chế độ phong kiến bảo thủ, họ muốn xóa bỏ những rào cản bảo thủ để mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị của lãnh chúa, quý tộc nên sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản làm cách mạng.

Tư tưởng

Hệ tư tưởng của giai cấp tư sản dần hình thành, tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, chuẩn bị tiền đề về tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ (phong trào cải cách tôn giáo, trào lưu “Triết học ánh sáng”.

Hoạt động 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.

a. Mục tiêu: 1.2, 2.1, 2.2, 3.1.

b. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, chuẩn bị bài ở nhà và đặt vấn đề:

1. Phân tích mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản. Cho ví dụ minh họa.

2. Tại sao các cuộc cách mạng tư sản lại đặt nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ?

3. Phân tích vai trò của tầng lớp quý tộc mới trong cuộc Cách mạng tư sản Anh.

4. Tại sao nói quần chúng nhân dân là động lực của cách mạng tư sản?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK trang 8, 9, 10 và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV bổ sung

1. Phân tích mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản. Cho ví dụ minh họa.

- Các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ có mục tiêu chung là lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, gạt bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Vì lịch sử mỗi nước có điều kiện cụ thể khác nhau nên cách mạng tư sản có thể diễn ra dưới các hình thức khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung đó.

Ví dụ:

- Cách mạng tư sản Hà Lan (thế kỉ XVI) nhằm mục tiêu lật đổ ách thống trị của phong kiến Tây Ban Nha để mở đường cho chủ nghĩa tư bản; Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) nhằm mục tiêu giải quyết xung đột giữa lực lượng quý tộc mới đang lên và thế lực phong kiến bảo thủ để thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ nhằm các mục tiêu cụ thể:

+ Về kinh tế: Thúc đẩy sự phát triể kinh tế hàng hóa; hướng đến một nền sản xuất tập trung, cải tiến kĩ thuật.

+ Về chính trị: Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật.

2. Tại sao các cuộc cách mạng tư sản lại đặt ra nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ?

- Các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ đều hướng tới mục tiêu thực hiện nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ:

+ Nhiệm vụ dân tộc: Giành độc lập dân tộc, xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc.

+ Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản (thành lập nhà nước cộng hòa tư sản hoặc quân chủ lập hiến, ban bố các quyền dân chủ tư sản).

- Các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ đặt nhiệm vụ dân tộc và dân chủ như vậy nhằm giải quyết chướng ngại để chủ nghĩa tư bản được thiết lập cả về chính trị lẫn kinh tế.

3. Phân tích vai trò của tầng lớp quý tộc mới trong cuộc Cách mạng tư sản Anh.

Trong cuộc cách mạng tư sản Anh, giai cấp quý tộc mới có vai trò quan trọng. Đây là bộ phận có thế lực trong xã hội vừa có địa vị chính trị, vừa có địa vị kinh tế. Phong trào “rào đất cướp ruộng”, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đã thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy ở Anh. Quý tộc mới chính là bộ phận lãnh đạo cách mạng, giải quyết xung đột với thế lực phong kiến bảo thủ ở Anh để xac lập phương thức sản xuất tư bản và xây dựng chế độ lập hiến trong nề chính trị ở Anh.

4. Tại sao nói quần chúng nhân dân là động lực của cách mạng tư sản?

Trong các cuộc cách mạng tư sản, quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản, nô lệ da đen…) là lực lượng chính tham gia cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến hoặc thực dân, giành quyền lợi về chính trị, kinh tế, xã hội. Họ chính là lực lượng chính thúc đẩy cách mạng đi lên và giành được nhiều thắng lợi quyết định trước giai cấp cầm quyền bảo thủ. Vì vậy, quần chúng nhân dân được coi là động lực của cách mạng tư sản.

Hoạt động 3. Kết quả, ý nghĩa của cách mạng tư sản

a. Mục tiêu: 1.3, 2.1, 2.2, 3.1

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS

GV chia học sinh thành các nhóm, tiến hành thảo luận để trả lời câu hỏi: Chọn một cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu và trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản đó.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Dựa vào kiến thức đã học, HS chon 1 trong 3 cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu: Anh, Mỹ, Pháp và trình bày.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo án Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo. Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu để chuẩn bị cho bài giảng thật tốt nhé. Mời các bạn cùng theo dõi thêm tại mục Giáo án lớp 11.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 11

    Xem thêm