Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 11 bài Hầu trời

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 bài Hầu trời

Giáo án Ngữ văn 11 bài Hầu trời được tuyển chọn kỹ lưỡng từ rất nhiều các giáo án hay của nhiều thầy/cô. Giáo án điện tử lớp 11 mẫu bài Hầu trời này nhằm giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt được nội dung bài học như ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà, được thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu câu chuyện Hầu trời đầy kì thú. Bên cạnh đó, Bài giáo án mẫu này còn giúp các thầy cô và các em học sinh thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ và quan niệm mới về nghề văn của ông. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

HẦU TRỜI

Tản Đà

A. Mục tiêu bài học

Qua bài học nhằm giúp HS:

  • Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi, cá tính ngông) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN vào đầu những năm hai mươi của thế kỉ trước.
  • Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà.

B. Phương tiện thực hiện

  • SGK, SGV
  • Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
  • Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11

C. Cách thức tiến hành

  • Đọc hiểu
  • Đàm thoại phất vấn
  • Thuyết trình

D. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định

2. KTBC (không kt)

3. GTBM

4. Hoạt động dạy học

Hoạt động của Thầy và TròYêu cầu cần đạt


GV: Nêu những điểm đáng lưu ý về cuộc đời Tản Đà?

HS trả lời GV ghi bảng

GV: bên bờ sông Đà gần chân núi Tản → Tản Đà

GV: sự nghiệp sáng tác của Tản Đà có điểm gì đáng chú ý?

HS trả lời Gv chốt lại

GV: đọc 1 đoạn → gọi HS đọc và nhận xét cách đọc
- Cảm nhận ban đầu của em về văn bản vừa đọc

HS phát biểu

GV: Bài thơ được in trong tập thơ nào?

GV: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Em hãy nêu những hiểu biết của em về thể thơ đó?

HS phát biểu Gv chốt lại

GV: 4 câu/7 tiếng/khổ, kéo dài không hạn định, vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng có khổ vần bằng, có khổ vần trắc, có khổ 6 câu, khổ 10 câu.

GV: Nhận xét cách mở đầu của tác giả? Câu đầu gợi không khí gì?

HS phát biểu Gv chốt lại

GV: nghệ thuật chính mà tác giả sử dụng? Tác dụng?

HS: điệp từ "thật"

I. Khái quát về tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

a. Cuộc đời

- (1889 - 1939), tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu

- Quê: làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây

- Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời

- Nhỏ: học chữ Hán, sau 2 khoá thi Hương hỏng bỏ thi sáng tác văn chương chữ quốc ngữ

b. Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm chính: SGK (T.12)

- Sáng tác chủ yếu bằng chữ quốc ngữ, sử dụng các thể loại truyền thống với cảm hứng mới mẻ

- Cái tôi lãng mạn bay bổng vừa phóng khoáng vừa cảm thương vừa tìm về ngọn nguồn dân tộc, vừa có sáng tạo tài hoa độc đáo

- Thơ văn của ông là gạch nối giữa 2 thời đại văn học: trung đại và hiện đại

2. Tác phẩm

a. Đọc

b. Xuất xứ

- In trong tập "Còn chơi" xuất bản 1921

c. Thể thơ và bố cục

- Thể thơ: thất ngôn trường thiên

- Thơ tự sự - trữ tình: có cốt truyện, mở đầu, phát triển, kết thúc, có các nhân vật tình tiết nhưng được kể bằng thơ đẫm cảm xúc trữ tình

- Bố cục:

  • Phần 1: khổ thơ đầu - nhớ lại cảm xúc đêm qua, đêm được lên tiên
  • Phần 2: 6 khổ thơ tiếp, kể chuyện theo 2 cô tiên lên gặp trời
  • Phần 3: 12 khổ tiếp theo, kể chuyện Tản Đà đọc thơ văn cho trời và tiên nghe
  • Phần 4: còn lại, cảnh và cảm xúc trên đường về hạ giới

II. Đọc hiểu

1. Khổ thơ đầu

- Kể chuyện 1 giấc mơ → không khí hư ảo

- Nghệ thuật: điệp từ "thật" → nhấn mạnh đây không phải là mơ mà là thực, sự thật tác giả đã trải qua, muốn người đọc cảm nhận điều cơ bản ở đây là mộng mà như tỉnh, hư mà như thực.

=> Tạo cảm giác bàng hoàng vì lạ lùng, được gặp tiên, gây mối nghi ngờ, gợi trí tò mò của người đọc. Cách mở đầu rất duyên và đầy sáng tạo.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo án Ngữ văn 11 bài Hầu trời. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được những nội dung chính trong giáo án môn Ngữ văn lớp 11. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm Lịch sử lớp 11, Địa lý lớp 11

Tài liệu liên quan cùng chủ đề Hầu trời - Ngữ văn 11:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm