Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Tự tình Ngữ văn 11

Giáo án bài Tự tình

Giáo án bài Tự tình Ngữ văn 11 giúp học sinh nhanh chóng biết được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảm éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Qua bài giáo án điện tử ngữ văn 11 này, các em sẽ thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, thơ Đường luật viết bằng tiếng việt, cách dùng từ

Bài giảng bài Tự tình Ngữ văn 11

https://vndoc.com/giao-an-ngu-van-lop-11 bài: TỰ TÌNH
- Hồ Xuân Hương –

A. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

  • Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
  • Thấy được tài năng thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

2. Kĩ năng:

  • Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
  • Phân tích bình giảng bài thơ.
  • Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.

3. Thái độ:

  • Trân trọng, cảm thông với thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong xã hội xưa.

B. Chuẩn bị bài học:

1. Giáo viên:

1.1. Dự kiến bp tổ chức hoạt động cảm thụ tác phẩm:

  • Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
  • Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.

1.2. Phương tiện:

  • SGK, SGV ngữ văn 11.
  • Giáo án.

2. Học sinh:

  • Chủ động tìm hiểu bài học theo định hướng câu hỏi SGK và định hướng của GV.

C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới:

Khi xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, làm cho cuộc sống của người nông dân vô cùng khổ cực, đặc biệt là người phụ nữ. Và không ít nhà thơ, nhà văn đã phản ánh điều này trong tác phẩm như: "Truyện kiều" (Nguyễn Du), "Chinh phụ ngâm" (Đặng trần Côn), "Cung oán ngâm khúc" (Nguyễn Gia Thiều), ...Đó là những lời cảm thông của người đàn ông nói về người phụ nữ, vậy người phụ nữ nói vè thân phận của chính họ như thế nào, ta cùng tìm hiểu bài "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát.

Thao tác 1: Tìm hiểu vài nét về tác giả.

GV gọi 1 HS đọc phần tiểu dẫn SGK và đua ra câu hỏi HS trả lời gv nhận xét, chốt ý.

1) Nêu vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương ?

Định hướng câu trả lời của HS:

- Hồ Xuân Hương (?-?)
- Quê Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội.
- Là một người phụ nữ có tài nhưng cuộc đời và tình duyên gặp nhiều ngang trái.

Thao tác 2: Tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác.

Em hãy nêu vài nét về sự nghiệp sáng tác và xuất xứ bài thơ "Tự tình II"?

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

- Hồ Xuân Hương là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gập nhiều bất hạnh.
- Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài,cảm hứng ngôn từ và hình tượng.

2. Sự nghiệp sáng tác:

- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.
→ được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm".
- Bài thơ "Tự tình" nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.

II. Đọc – hiểu:

1. Hai câu đề:

- Thời gian: đêm khuya
- Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian "tiếng trống canh dồn".
→ Tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Hồ Xuân Hương.
Nghệ thuật đối lập:
Cái hồng nhan >< nước non.
Cái – hồng nhan, từ " trơ".
Cách dùng từ: Cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đời của chính mình.

Bài tiếp theo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm